Thừa kế nhà ở
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Xin chào luật sư, Tôi là Việt kiều sống tại Campuchia, ba mẹ tôi có để lại di chúc cho tôi căn nhà. Vậy tôi có được đứng tên nhà mà cha mẹ để lại hay chỉ được quyền thừa kế mà thôi? Nếu được đứng tên nhà ở thủ tục làm giấy tờ như thế nào? Xin luật sư hướng dẫn. Xin cám ơn luật sư! Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Trước hết dù bạn còn hoặc không còn quốc tịch Việt Nam thì theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 bạn vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ba mẹ bạn.
Thứ hai về việc bạn được hưởng khối di sản này như thế nào?
Về nguyên tắc nếu bạn không còn quốc tịch Việt Nam thì bạn chỉ có thể thụ hướng di sản thừa kế của ba mẹ bạn bằng giá trị hiện nếu trong khối tài sản đó có cả quyền sử dụng đất vì Luật Đất đai năm 2003 quy định đất đai là công thổ quốc gia và thuộc quyền sở hữu toàn dân Nhà nước là người đại diện quản lý cũng như giao quyền sử dụng cho cá nhân, hộ gia đình và tố chức. Các cá nhân ở đây là công dân Việt Nam - người mang quốc tịch Việt Nam.
Tuy nhiên nếu khối di sản thừa kế của ba mẹ bạn chỉ là căn nhà - thì theo quy định của Luật Nhà ở năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định 90/2006/NĐ- CP.... thì người nước ngoài được quyền sở hữu nhà tại Việt Nam nếu có đầy đủ các điều kiện được quy định tại Nghị quyết số 19/2008/QH12 về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Theo nghị quyết thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được Quyền thừa kế ngôi nhà bằng di chúc của người để lại di sản, hình thức di chúc gồm:
Di chúc bằng miệng;
Di chúc bằng văn bản, gồm: Di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Khi bạn có di chúc của ba mẹ bạn, bạn phải thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế theo quy định chung.
Sau khi thực hiện việc khai nhận xong bạn có quyền đăng ký quyền sở hữu ngôi nhà theo quy định sau:
Tại điều 8 và Điều 11 Nghị định số 88/2009/NĐ- CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà thì thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cho người nước ngoài thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc UBND tỉnh nơi có căn nhà đó. Đối với trường hợp của bạn thì thời thực hiện việc Cấp giấy chứng nhận là không quá 30 ngày làm việc.
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- lập di chúc thừa kế
- luat su
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- luat su uy tin
- thủ tục di chúc thừa kế
- thủ tục nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài
- thừa kế nhà ở
- thừa kế tài sản ở nước ngoài
- thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
- tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài
- tư vấn chia thừa kế
- tư vấn di chúc thừa kế
- tư vấn lập di chúc
- tư vấn luật uy tín
- tư vấn nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài
- tu van phap luat
- tư vấn soạn thảo di chúc
- tư vấn thừa kế
- vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Chia tài sản thừa kế và xác định tài sản riêng
- Luật sư tư vấn chia tài sản thừa kế
- Về việc phân chia tài sản của cha mẹ
- Muốn tặng cho diện tích đất được thừa kế có điều kiện
- Bố mất sau ông bà nội thì các cháu có được hưởng di sản của ông bà không
- Di chúc miệng được coi là hợp pháp khi nào
- Con riêng có được thừa kế không
- Tư vấn thủ tục chia di sản thừa kế
- Lập di chúc rồi có được quyền hủy không
- Tôi có được phép từ chối quyền thừa kế của mình không