Thủ tục nhận nuôi con nuôi

Thủ tục nhận nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi là một thủ tục không mới tuy nhiên trong quá trình thực hiện có khá nhiều vướng mắc. Nhằm hỗ trợ Khách hàng tốt nhất trong việc thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi, Trí Tuệ Luật cho rằng, đây không chỉ là một hoạt động trong lĩnh vực hành nghề của chúng tôi mà còn là sự trợ giúp mang tính chất cộng đồng, đầy tính nhân văn.

Luật nuôi con nuôi quy định về điều kiện và thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi như sau:

- Điều kiện nhận nuôi con nuôi: Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Hơn con nuôi từ hai mươi (20) tuổi trở lên trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

+ Có tư cách đạo đức tốt;

+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

+ Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng. con, cháu, người có công ơn nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội;

+ Không phải là người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

+ Không phải là người đang chấp hành hình phạt tù.

- Hồ sơ nhận nuôi con nuôi:

Hồ sơ của người xin nhận con nuôi:

+ Đơn xin nhận nuôi con nuôi (Theo mẫu);

+ Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (Bản sao chứng thực);

+ Phiếu lý lịch tư pháp (bản sao chứng thực hoặc bản photo);

+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (bản sao chứng thực hoặc bản photo);

+ Giấy khám sức khỏe do Cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp (không quá 6 tháng);

+ Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế (UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp) trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

+ Giấy khai sinh (bản sao chứng thực);

+ Giấy khám sức khỏe (cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp không quá 6 tháng);

+ Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng, chụp không quá 06 tháng;

+ Giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi (trường hợp nhận nuôi trẻ tại gia đình);

+ Biên bản xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập (đối với xin con nuôi là trẻ bị bỏ rơi);

+ Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết (đối với xin con nuôi là trẻ mồ côi);

+ Quyết định của Tòa án tuyên bố cha mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự (đối với xin nuôi nuôi có cha mẹ mất tich hoặc mất năng lực hành vi dân sự);

+ Quyết định tiếp nhận đối với trẻ ở cơ sở nuôi dưỡng.

Ghi chú : Trường hợp con nuôi là thương binh, người tàn tật hoặc người xin nhận con nuôi già yếu cô đơn, đơn phải có xác nhận của UBND nơi cư trú về hoàn cảnh đặc biệt đó.

- Nơi nộp hồ sơ: Đăng ký tại UBND Phường/xã/thị trấn nơi người xin nhận con nuôi cư trú hoặc nơi người được nhận nuôi cư trú;

- Thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết là 30 ngày kể từ ngày UBND nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

UBND cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ trong thời hạn 10 ngày, sau đó tiến hành việc lấy ý kiến của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ được nhận nuôi và trẻ được nhận nuôi trên 09 tuổi.

Khi xét thấy người nhận nuôi và người được nhận nuôi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì UBND cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người được lấy ý kiến.

Trường hợp UBND xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lấy ý kiến.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

Thủ tục đoàn tụ, thăm thân khi Hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Thủ tục đoàn tụ, thăm thân khi Hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Việc xum họp gia đình là một nhu cầu rất chính đáng của người dân và là một trong những nền tảng chính của hệ thống nhập cư hợp pháp của bất kỳ nước nào trên thế giới. Mỗi nước trên thế giới có những quy định khác nhau về diện đoàn tụ gia đình, thủ tục đoàn tụ gia đình.

Quy định về thủ tục đoàn tụ, thăm thân ở mỗi quốc gia có sự khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đưa ra quy định của một số nước điển hình để quý khách tham khảo.

Ở Anh và Úc (Austrialia) quy định: Người bảo lãnh liên lạc với cơ quan Di trú điền mẫu đơn bảo lãnh, các giấy tờ cá nhân, sau đó gửi về Việt Nam để đương đơn bổ sung các giấy tờ cá nhân, hoàn tất mẫu đơn xin visa và nộp cho Trung tâm tiếp nhận hồ sơ Úc hoặc Văn phòng Lãnh sự quán Anh. Sau đó, đương đơn sẽ được mời phỏng vấn, khám sức khỏe. Nếu hồ sơ được chấp thuận đương đơn sẽ được cấp Visa trong một thời gian ngắn, tuy nhiên cơ quan Visa có thể tiếp tục theo dõi, xác minh tình trạng quan hệ một thời gian dài nếu có sự nghi ngờ. Cũng có trường hợp hồ sơ hoàn chỉnh hoặc đã có con cái có chứng minh được miễn phỏng vấn và cấp visa. Người bảo lãnh cũng có thể về Việt Nam làm đám hỏi hoặc hôn thú sau đó nộp tất cả hồ sơ bảo lãnh và xin nhập cư tại Sứ quán hoặc Tổng lãnh sự ở Việt Nam.

Ở Mỹ lại quy định: Người bảo lãnh liên lạc với cơ quan Di Trú nơi sinh sống để làm hồ sơ bảo lãnh. Hồ sơ sẽ được chuyển qua trung tâm Visa xem xét và gửi về Việt Nam khi đã hoàn tất. Cơ quan visa Mỹ tại Việt Nam sẽ liên lạc với đương đơn để tiến hành các thủ tục tiếp theo như điền mẫu đơn xin nhập cảnh Mỹ, khám sức khỏe, phỏng vấn. Sau phỏng vấn có thể được cấp visa ngay hoặc phải chờ xác minh như trường hợp Anh, Úc.

Các hoạt động cụ thể mà Công ty tư vấn luật, Trí Tuệ Luật tham gia bao gồm:

1. Tư vấn các diện đoàn tụ gia đình, nhập cư tại từng nước cụ thể;

2. Tư vấn thủ tục nhập cư từng nước cụ thể;

3. Tư vấn cụ thể từng trường hợp về điều kiện thăm thân, đoàn tụ gia đình;

4. Tư vấn Quy trình nhập cư theo diện bảo lãnh thân nhân;

5. Tư vấn, thực hiện thủ tục, hồ sơ thăm thân, đoàn tụ gia đình;

6. Tư vấn thủ tục xin cấp thị thực đi thăm thân, đoàn tụ gia đình.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

Khai sinh và Quốc tịch của con khi kết hôn với người nước ngoài

Khai sinh và Quốc tịch của con khi kết hôn với người nước ngoài

Khai sinh và xác định quốc tịch của con khi kết hôn với người nước ngoài là một trong những vấn đề mấu chốt trong lĩnh vực hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Quốc tịch đóng vai trò quyết định tới quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ.

Về vấn đề quốc tịch của con khi kết hôn có yếu tố nước ngoài: Điều 16 Luật quốc tịch Việt Nam quy định về quốc tịch của con khi có cha, mẹ là công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài như sau:

Trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha, mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha, mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

Thủ tục đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:

- Điều kiện đăng ký khai sinh: đối với trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam;

- Hồ sơ đăng ký khai sinh:

+ Giấy chứng sinh do Cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp. Nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thật;

+ Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ trẻ em (nếu cha mẹ trẻ em có đăng ký kết hôn). Trong trường hợp cán bộ hộ tịch tư pháp biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha, mẹ trẻ em thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

+ Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của người đi khai sinh (Bản sao chứng thực).

- Nơi nộp hồ sơ:

+ Trường hợp trẻ em có cha và mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước: Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ thì nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha.

+ Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của cha và mẹ thì nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế;

+ Trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài: nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người mẹ hoặc người cha cư trú trong thời gian ở Việt Nam;

+ Trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước, còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài: nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước;

+ Trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam: nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người mẹ; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha.

+ Trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam, còn người kia là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước: nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người là công dân Việt Nam;

+ Trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam: nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người là công dân Việt Nam;

+ Trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha và mẹ là công dân Việt Nam mà chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, sau đó về nước cư trú: nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người mẹ; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

Quốc tịch và thay đổi quốc tịch khi kết hôn với người nước ngoài

Quốc tịch và thay đổi quốc tịch khi kết hôn với người nước ngoài

Quốc tịch là mối quan hệ pháp lý hai chiều, có tính chất ổn định, bền vững giữa cá nhân với quốc gia nhất định, thể hiện thông qua tổng thể các quyền và nghĩa vụ giữa cá nhân và nhà nước.

Theo quy định của pháp luật, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của đương sự. Tuy nhiên, vợ/chồng có thể nhập hoặc thôi quốc tịch Việt Nam để gia nhập quốc tịch nước ngoài của chồng/vợ.

Thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam được thực hiện như sau:

* Trình tự thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện

- Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở của cơ quan đại diện hoặc qua bưu điện

Cách thức thực hiện:

+ Trực tiếp tại trụ sở cơ quan đại diện

+ Qua bưu điện

Theo quy định tại Điều 27, Luật Quốc tịch năm 2008; Điều 12, Nghị định 78/2009/NĐ-CP, người thôi quốc tịch Việt Nam phải là người không thuộc trong các trường hợp:

Trường hợp 1: Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;

Trường hợp 2: Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Trường hợp 3: Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;

Trường hợp 4: Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;

Trường hợp 5: Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng

Trường hợp 6: Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam;

Trường hợp 7: Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.

Nếu không thuộc các đối tượng được nêu ở trên, khách hàng làm hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.

- Hồ sơ gồm:

+ Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;

+ Bản khai lý lịch;

+ Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật này;

+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

+ Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;

+ Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;

+ Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

- Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì không phải nộp các loại giấy tờ sau:

+ Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài;

+ Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;

+ Giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam (áp dụng đối với người trước đây là công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 05 năm).

Theo khoản 1, Điều 29, Luật Quốc tịch: “Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại”.

- Số lượng hồ sơ: 03 (bộ)

- Thời hạn giải quyết: Tối thiểu 140 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

Nhập và kê khai hộ khẩu cho con

Nhập và kê khai hộ khẩu cho con

Việc nhập hộ khẩu cho con là cơ sở để xác định cơ quan có thẩm quyền quản lý hộ tịch cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề khác liên quan đến quyền và lợi ích của đứa trẻ. Nhiều bậc cha mẹ đã không hiểu hết được ý nghĩa của việc làm này nên thường đăng ký quá hạn, dẫn đến việc đứa trẻ chịu nhiều thiệt thòi, không được hưởng các chế độ an sinh xã hội.

Pháp luật Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục nhập hộ khẩu cho con mới sinh như sau:

- Hồ sơ gồm:

+ giấy khai sinh của con (Bản sao chứng thực);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của Bố, mẹ (Bản sao chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu gia đình (Bản sao chứng thực);

+ Tờ khai bổ sung nhân khẩu (theo mẫu của cơ quan công an cấp quận, huyện).

- Cơ quan có thẩm quyền thực hiện: Công an cấp quận, huyện nơi cư trú của bố hoặc mẹ (nếu bố, mẹ không cùng hộ khẩu thường trú); nơi cư trú chung của bố, mẹ (nếu bố, mẹ có cùng hộ khẩu thường trú).

- Thời hạn giải quyết: Tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Lưu ý: Bố, mẹ nên làm thủ tục nhập hộ khẩu cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày khai sinh. Nếu quá 60 ngày kể từ ngày khai sinh mà chưa thực hiện thủ tục nhập hộ khẩu thì sẽ bị phạt cho trường hợp khai sinh chậm.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

Nhập, tách hộ khẩu khi kết hôn

Nhập, tách hộ khẩu khi kết hôn

Sổ hộ khẩu hay gọi tắt là hộ khẩu là tài liệu làm căn cứ để xác định việc đăng ký hộ khẩu thường trú của từng gia đình hoặc từng đơn vị lập sổ. Hộ khẩu là một phương thức quản lý nhân khẩu của chính quyền. Trong phương thức này, đơn vị quản lý xã hội là hộ gia đình, tập thể do một chủ hộ chịu trách nhiệm. Sau khi kết hôn, về sống chung trong một gia đình, các cặp vợ chồng thường thực hiện hoạt động tách của một trong hai hoặc cả hai người ở nơi ở cũ để nhập hộ khẩu vào nơi ở mới.

Việc nhập, tách hộ khẩu, đăng ký hộ khẩu thường trú có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cơ quan nhà nước theo dõi thực trạng biến động về hộ tịch trên cơ sở đó bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình. Trình tự, thủ tục nhập, tách hộ khẩu được thực hiện theo quy định của pháp luật về cư trú. Theo đó, người thay đổi chỗ ở hợp pháp phải thực hiện thủ tục khai báo và đăng ký hộ khẩu thường trú mới với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Luật cư trú quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục nhập, tách hộ khẩu như sau:

Điều kiện nhập hộ khẩu:

- Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh: Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

- Điều kiện đăng ký thường trú tại Thành phố trực thuộc trung ương: Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

         + Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

         + Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào Sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

Trường hợp 2: Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;

Trường hợp 3: Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

Trường hợp 4: Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

Trường hợp 5: Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

         + Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

         + Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

- Bản khai nhân khẩu;

- Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật cư trú;

- Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật cư trú.

Nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú: Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

- Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

- Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp Sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Công ty tư vấn luật, Trí Tuệ Luật với các Luật sư, chuyên viên tư vấn giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trong thực hiện thủ tục hành chính tư pháp nhân thân, chúng tôi cung cấp cho quý khách những dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này như sau:

- Tư vấn pháp luật về cư trú, hộ tịch;

- Tư vấn thủ tục nhập, tách hộ khẩu;

- Tư vấn soạn thảo hồ sơ làm thủ tục nhập, tách hộ khẩu;

- Đại diện ủy quyền cho khách hàng làm thủ tục nhập, tách hộ khẩu.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

Thủ tục thay đổi họ, tên

Thủ tục thay đổi họ, tên

Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền được thay đổi họ, tên trong giấy khai sinh. Song, việc thay đổi họ, tên không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ đã được xác lập đối với họ, tên cũ. Cụ thể là trong các trường hợp:

- Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

- Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

- Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

- Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

- Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

- thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

- Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Thủ tục thay đổi họ, tên được thực hiện như sau:

- Hồ sơ yêu cầu thay đổi họ, tên gồm:

+ Tờ khai (theo mẫu quy định);

+ giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch (Bản chính);

+ Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch

- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp huyện/quận nơi người cần thay đổi họ, tên đã đăng ký khai sinh trước đây.

- Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì Cán bộ tư pháp của Phòng tư pháp ghi vào sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự 01 bản chính Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

Đăng ký khai sinh, thay đổi khai sinh

Đăng ký khai sinh, thay đổi khai sinh

Đăng ký khai sinh là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ra đời của mỗi đứa trẻ, giấy khai sinh là bằng chứng pháp lý đầu tiên chứng minh sự tồn tại của một công dân.

Giấy khai sinh còn có rất nhiều ý nghĩa, giá trị xuyên suốt cuộc đời của mỗi người, đặc biệt trong việc chứng minh độ tuổi, quan hệ cha mẹ và con cái hay chứng minh quyền thừa kế tài sản …Tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng hiểu được hết ý nghĩa của giấy khai sinh. Cho nên, trên thực tế, rất nhiều trường hợp, cha mẹ sinh con xong nhưng không làm thủ tục khai sinh cho con hoặc bảo quản không tốt làm mất, làm rách, ố nhòe giấy khai sinh dẫn đến việc gặp nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết một số thủ tục pháp lý.

Trình tự, thủ tục Đăng ký khai sinh được quy định như sau:

- Điều kiện đăng ký khai sinh: Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam;

- Hồ sơ đăng ký khai sinh:

+ Giấy chứng sinh do Cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp. Nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thật;

+ Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ trẻ em (nếu cha mẹ trẻ em có đăng ký kết hôn). Trong trường hợp cán bộ hộ tịch tư pháp biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha, mẹ trẻ em thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

- Nơi nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ thì nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của cha và mẹ thì nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế;

 

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.

 

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

 

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”