Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh

chung-chi-hanh-nghe-kham-chua-benhĐiều kiện chung: Người được cấp Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh phải có các điều kiện sau:Có một trong các bằng cấp sau đây tùy theo yêu cầu của từng hình thức tổ chức hành nghề và phạm vi chuyên môn hành nghề:

       a) Bằng tốt nghiệp đại học y;

       b) Bằng tốt nghiệp cao đẳng y;

       c) Bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp y;

       d) Bằng tốt nghiệp đại học dược;

       đ) Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành về sinh học, hoá học;

   Đã có thời gian thực hành tại cơ sở y, dược phù hợp với yêu cầu của từng hình thức tổ chức hành nghề. Căn cứ để xác định thời gian thực hành được quy định như sau:

       a) Đối với cán bộ, công chức, người đang làm việc tại các cơ sở y, dược của Nhà nước nhưng đã nghỉ hưu hoặc thôi việc thì căn cứ thời gian công tác trong bản sao hợp pháp quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định cho thôi việc, kèm theo giấy xác nhận thực hành của thủ trưởng đơn vị nơi người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đã thực hành hoặc xác nhận của thủ trưởng đơn vị quyết định cho thôi việc hoặc nghỉ hưu;

       b) Đối với người làm việc tại các cơ sở y, dược tư nhân thì căn cứ thời gian làm việc trong giấy xác nhận thời gian thực hành của người đứng đầu cơ sở đó, kèm theo bản sao hợp pháp hợp đồng lao động;

       c) Đối với cán bộ, công chức, người đang làm việc trong các cơ sở y, dược của Nhà nước thì căn cứ thời gian làm việc trong giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan đồng ý cho phép hành nghề y, dược tư nhân ngoài giờ làm việc của Nhà nước. Giấy xác nhận phải ghi rõ thời gian thực hành tại cơ sở y, dược của Nhà nước.

   Có đạo đức nghề nghiệp; không thuộc đối tượng quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân;

   Có giấy xác nhận đủ sức khỏe để làm việc do cơ sở khám, chữa bệnh cấp quận, huyện trở lên cấp;

   Có văn bản cam kết hiểu và thực hiện Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, các chương trình y tế quốc gia phổ cập, các quy định về chuyên môn kỹ thuật y tế và các văn bản qui phạm pháp luật khác về y tế có liên quan (theo Phụ lục 1);

Điều kiện cụ thể: Người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh phải đảm bảo các điều kiện chung và các điều kiện cụ thể sau:

   Người đứng đầu bệnh viện, phòng khám đa khoa phải là bác sỹ đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

   Đối với người đứng đầu của các hình thức tổ chức hành nghề khác trừ các hình thức tổ chức hành nghề theo quy định khoản 1

       Phòng khám gia đình: Bác sỹ hoặc bác sỹ chuyên khoa y học gia đình đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong đó 3 năm thực hành chuyên khoa y học gia đình.

       Phòng khám nội tổng hợp, phòng khám chuyên khoa thuộc hệ nội, phòng khám chuyên khoa ngoại, phụ sản-phòng kế hoạch hoá gia đình, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, điều dưỡng-phục hồi chức năng và vật lý trị liệu, giải phẫu thẩm mỹ: Bác sỹ đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó có 3 năm thực hành chuyên khoa.

       Phòng chẩn đoán hình ảnh: Bác sỹ, cử nhân X quang (tốt nghiệp đại học) đã thực hành 5 năm chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

       Phòng xét nghiệm: Bác sỹ hay dược sỹ, cử nhân sinh học, hoá học, kỹ thuật viên xét nghiệm (tốt nghiệp đại học) đã thực hành 5 năm chuyên khoa xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

       Nhà hộ sinh: Bác sỹ, nữ hộ sinh từ trung học trở lên đã thực hành chuyên khoa 5 năm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong đó có ít nhất 3 năm thực hành chuyên khoa phụ sản. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, người đứng đầu Nhà hộ sinh phải là người hành nghề 100% thời gian (Không phải là người hành nghề ngoài giờ).

   Ở các vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn, người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh theo yêu cầu của từng hình thức tổ chức hành nghề quy định tại khoản 2 Điều này có thể là bác sỹ, dược sĩ, đại học chuyên ngành về sinh học, hoá học, cử nhân X quang (tốt nghiệp đại học) đã thực hành chuyên khoa 3 năm hoặc y sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh từ trung học trở lên đã thực hành chuyên khoa 5 năm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người được cấp Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh chỉ được phép hành nghề trong phạm vi của vùng đó.

Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề:  

a) Đối với người ViệtNam

   Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề;

   Bản sao hợp pháp các bằng cấp chuyên môn hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn;

   Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề cư trú hoặc Thủ trưởng cơ quan nơi người đó đang công tác nếu là cán bộ, công chức;

   Giấy khám sức khỏe và xác nhận đủ sức khỏe để hành nghề của cơ sở khám, chữa bệnh từ cấp quận, huyện trở lên;

   Giấy xác nhận đã qua thực hành ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở y dược học cổ truyền hoặc cơ sở dược hoặc cơ sở vắc xin, sinh phẩm y tế;

   Bản cam kết thực hiện đúng quy định của Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Pháp lệnh và các quy chế chuyên môn có liên quan;

   Bản photocopy Giấy chứng minh thư nhân dân; đối với người đề nghị Sở y tế Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh cấp Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân ở một trong bốn thành phố thì phải kèm theo bản photocopy sổ hộ khẩu.

   Có 02 ảnh chân dung cỡ 4cm x 6cm.

b) Đối với người ViệtNamđịnh cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú lâu dài tại ViệtNam(theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước):

   Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề;

   Bản sao hợp pháp bằng cấp chuyên khoa, Giấy phép hành nghề (nếu có), Giấy xác nhận thời gian thực hành trên 5 năm tại cơ sở y, dược trong đó có ít nhất 3 năm thực hành chuyên khoa (nếu đăng ký bệnh viện, phòng khám chuyên khoa) của nước nơi người đó mang quốc tịch hoặc nơi người đó sinh sống và làm việc lâu dài;

   Sơ yếu lý lịch tự thuật;

   Lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận;

   Giấy khám sức khỏe và xác nhận đủ sức khỏe để hành nghề của cơ sở khám, chữa bệnh từ cấp quận, huyện trở lên;

   Bản cam kết thực hiện đúng các quy định của Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Pháp lệnh và các quy chế chuyên môn có liên quan;

   Bản photocopy hộ chiếu;

   Có 2 ảnh chân dung cỡ 4cm x 6cm.

c) Đối với người nước ngoài, người ViệtNamđịnh cư ở nước ngoài (theo Luật về đầu tư nước ngoài tại ViệtNam):

   Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề;

   Bản sao bằng cấp chuyên môn, Giấy phép hành nghề (nếu có), Giấy xác nhận thời gian thực hành trên 5 năm tại cơ sở y, dược trong đó có ít nhất 3 năm thực hành chuyên khoa (nếu đăng ký kinh doanh theo loại hình bệnh viện, phòng khám chuyên khoa) của nước nơi người đó mang quốc tịch hoặc nơi người đó sinh sống và làm việc lâu dài;

   Giấy phép lao động do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp cho người lao động làm việc trên địa bàn các tỉnh quản lý trừ các trường hợp là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc các doanh nghiệp;

   Sơ yếu lý lịch tự thuật;

   Lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận;

   Giấy khám sức khỏe và xác nhận đủ sức khỏe để hành nghề của cơ sở khám, chữa bệnh từ cấp quận, huyện trở lên;

   Bản cam kết thực hiện đúng các quy định của Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Pháp lệnh và các quy chế chuyên môn có liên quan;

   Bản photocopy hộ chiếu;

   Có 2 ảnh chân dung cỡ 4cm x 6cm.

30 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ

   Người muốn cấp chứng chỉ hành nghề chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật và gửi tới cơ quan có thẩm quyền.

   Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận phải trao giấy biên nhận

   Sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu bổ sung thì phải cấp Chứng chỉ hành nghề;

   Trường hợp không cấp chứng chỉ thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do

   Thanh tra Bộ Y tế để kiểm tra, thanh tra hành nghề y, dược tư nhân trong phạm vi cả nước.

   Thanh tra Sở Y tế có trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra, thanh tra hành nghề y, dược tư nhân trong phạm vi tỉnh.

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

   Sử dụng chứng chỉ hành nghề hết hạn sử dụng;

   Hành nghề không có chứng chỉ hành nghề;

   Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề để hành nghề;

   Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề;

   Không có bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp;

   Không thực hiện việc ủy quyền theo đúng quy định của pháp luật đối với người đứng đầu của cơ sở khi vắng mặt.

2. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề không thời hạn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm 3, 4 nói trên

   Chứng chỉ hành nghề này chỉ cấp cho cá nhân, không cấp cho tổ chức. Mỗi cá nhân chỉ được cấp một Chứng chỉ hành nghề để làm người đứng đầu hoặc người quản lý chuyên môn của một hình thức tổ chức hành nghề.  

   Chứng chỉ hành nghề được cấp không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người đề nghị cấp Chứng chỉ trừ trường hợp nơi thường trú là Hà nội, Hải phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

   Người không có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng nếu có đủ điều kiện theo quy định của Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, Nghị định số 103/2003/NĐ - CP và của Thông tư 01/2004/TT-BYT được cấp Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân đối với một trong các hình thức tổ chức hành nghề y, dược tư nhân sau đây tại các địa phương trên:

       Bệnh viện;

       Doanh nghiệp kinh doanh dược, vắc xin, sinh phẩm y tế;

       Cơ sở kiểm nghiệm thuốc;

       Cơ sở bảo quản thuốc;

       Cơ sở kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm y tế;

       Cơ sở bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế;

       Cơ sở hành nghề y, dược tư nhân có vốn đầu của nước ngoài

   Tùy theo nhu cầu, khả năng quản lý, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng có thể cho phép Sở Y tế xem xét và cấp Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân cho người không có hộ khẩu thường trú tại địa phương đó đối với một trong các hình thức tổ chức khác ngoài các hình thức tổ chức hành nghề y, dược tư nhân kể trên.

   Chứng chỉ hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, gia hạn có giá trị đăng ký hành nghề trong phạm vi cả nước.

   Chứng chỉ hành nghề do Giám đốc Sở Y tế cấp, gia hạn có giá trị trong phạm vi tỉnh nơi cấp Chứng chỉ. Trường hợp chuyển địa điểm hành nghề sang tỉnh khác thì phải có xác nhận đã chấm dứt hành nghề của Sở Y tế nơi đã cấp Chứng chỉ hành nghề và phải nộp lại Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân cho Sở Y tế nơi đã cấp hoặc gia hạn.

   Chứng chỉ hành nghề được gửi và lưu như sau: Chứng chỉ hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp hoặc do Giám đốc Sở Y tế cấp được làm thành 2 bản: 1 bản lưu tại Bộ Y tế (nếu do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp) hoặc Sở Y tế (nếu do Giám đốc Sở Y tế cấp), 1 bản cho đương sự.

   Khi muốn gia hạn chứng chỉ hành nghề hồ sơ đề nghị gia hạn Chứng chỉ hành nghề bao gồm (1) Đơn đề nghị gia hạn Chứng chỉ hành nghề; (2) Giấy xác nhận đủ sức khỏe để hành nghề do bệnh viện cấp huyện trở lên cấp; (3) Giấy xác nhận của Bộ Y tế, Sở Y tế đã qua các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh tổ chức; (4) Bản photocopy Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân;

 

 

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

 

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

 

 

Đọc thêm...

Cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép cho cơ sở khám chữa bệnh

cap-chung-chi-hanh-nghe-co-so-giay-phep-kham-chua-benhThông tư về cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động khám chữa bệnh

Thông tư hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh chứng chỉ hành nghề và giấy phép khám bệnh, chữa bệnh

Thông tư này hướng dẫn việc:

1. Cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi tắt là người hành nghề) bao gồm:

a) Hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề);

Đọc thêm...

Dịch vụ xin chứng chỉ hành nghề y dược tư nhân

dich-vu-cap-chung-chi-hanh-nghe-y-tu-nhanNhu cầu về y tế, chăm sóc sức khỏe trong đời sống nhân dân ngày càng tăng cao, sự quá tải tại các bệnh viện là một trong các lí do mà người dân tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh tự nhân. Muốn hành nghề y dược tư nhân thì các bác sỹ phải có chứng chỉ hành nghề y dược tư nhân. Vậy hồ sơ,thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề y dược tư nhân như thế nào? Tư vấn Minh Việt sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ xin chứng chỉ hành nghề y dược tư nhân một cách nhanh chóng và hiệu quả với chi phí thấp nhất.

Đọc thêm...

Thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề dược

thu-tuc-cap-chung-chi-hanh-nghe-duoc-ca-nhanThủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề dược cho cá nhân là công dân Việt Nam đăng ký hành nghề dược (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế cấp) được quy định như sau:

Trình tự thực hiện

Bước 1: Cá nhân gửi hồ sơ về Sở Y tế

Bước 2 : Sở Y tế tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu không có yêu cầu bổ sung thì Sở Y tế tổ chức thẩm định để cấp CCHN cho đương sự. Trường hợp nếu không cấp, Sở Y tế có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Đọc thêm...

Xin cấp gia hạn chứng chỉ hành nghề y, y học cổ truyền

xin-chung-chi-hanh-nghe-y-hoc-co-truyenTrình tự thực hiện:

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp

– Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

3. Bản cam kết hành nghề (mẫu số 17)

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

– Thời hạn giải quyết:

30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân, tổ chức

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Sở Y tế

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Chứng chỉ hành nghề

– Lệ phí (nếu có):m300.000 đồng.

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

2. Bản cam kết hành nghề (mẫu số 17)

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

Đọc thêm...

Thủ tục làm chứng chỉ hành nghề

thu-tuc-lam-chung-chi-hanh-ngheXin chào văn phòng luật sư giỏi, uy tín. em có câu hỏi sau xin được giải đáp: Em làm ở bệnh viện A từ ngày 21/3/2013 đến ngày 13/10/2013 ,sau đó em nghỉ việc tại bệnh viện A ( tỉnh bình dương), sau đó đến ngày 2/11/2013 em lại làm ở một bệnh viện tư nhân khác cho đến nay, anh chị có thể hướng dẫn giúp em thủ tục làm chứng chỉ hành nghề được không,

Đọc thêm...

Thủ tục Cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

thu-tuc-cap-chung-chi-hanh-nghe-kham-chua-benha) Trình tự thực hiện:

- Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề nộp hồ sơ tại Sở Y tế;

- Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị;

- Sở Y tế xem xét và thẩm định hồ sơ để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

+ Trường hợp đủ hồ sơ và điều kiện theo quy định sẽ cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

+ Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ;

Đọc thêm...