Thưa kiện hợp đồng đặt cọc

Bác của tôi là bị đơn trong vụ kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc bán nhà với Công ty A. Thực tế ông bị lừa ký tên lăn tay vào hợp đồng đặt cọc (không công chứng ) và biên lai nhận cọc một số tiền lớn mà không biết nội dung của nó là gì vì trước đây Bác tôi có nhờ bà B là người quen làm dùm thủ tục xin cấp sổ hồng căn nhà. Do quá tin tưởng vào bà B nên đã ký tên lăn tay vào một số giấy tờ mà không biết rõ nội dung gì ( Bác tôi 83 tuổi sống độc thân không rành chữ Việt ).Bà B nói với Bác tôi là phải ký tên lăn tay như vậy để làm thủ tục và mới được cấp sổ hồng. Nay Công ty A kiện ra toà yêu cầu Bác tôi hoàn trả tiền cọc và phạt cọc vì không chịu bán nhà cho họ mà đi sang tên cho người em ruột của mình. Bác tôi không hề biết về Công ty A, mọi giao dịch đều thông qua bà B và Bác tôi không bán nhà và cũng không nhận tiền cọc gì từ Công ty A cả.

Khi toà triệu tập bà B lên lấy lời khai vì là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nhưng bà này tìm mọi cách trốn tránh, không nộp tờ tự khai, không lên toà dù đã toà đã tống đạt, không chịu lên đối chất .....Tôi xin luật sư tư vấn giúp gia đình chúng tôi nên làm gì để vụ kiện có thể được nhanh chóng giải quyết do Bác tôi quá lớn tuổi nếu vụ kiện kéo dài thì bất lợi và nếu toà xử vắng mặt bà B thì Bác tôi có khả năng bị xử thua kiện không ? Xin Luật sư cho chúng tôi lời khuyên nên như thế nào?

Chào bạn!

         Nếu nguyên đơn đã có hợp đồng đặt cọc có chữ ký của bác bạn và đã có giấy tờ chứng minh bác bạn đã nhận tiền đặt cọc và đã bán nhà cho người khác thì bác bạn sẽ thua kiện.

         Bạn cần tìm chứng cứ để chứng minh là bác của bạn không tỉnh táo, không minh mẫn, không tự nguyện ký kết hợp đồng đặc cọc, không nhận tiền thì bác bạn mới thắng kiện. Tuy nhiên, việc đó rất khó, Tòa án sẽ án tại hồ sơ để xét xử. Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ trong vụ án dân sự thuộc về các bên đương sự.

       Nếu đương sự không cung cấp đủ chứng cứ để bảo vệ mình thì sẽ phải chịu trách nhiệm về việc cung cấp chứng cứ không đầy đủ. Bác bạn có thể nhờ luật sư xác minh thu thập chứng cứ và tham gia vụ việc đó để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bác bạn thì mới có cơ hội thắng kiện...

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

 

Thủ tục thay đổi tên và tên đệm

Năm nay tôi 32 tuổi, nghề nghiệp là giáo viên. Họ tên trên khai sinh và các giấy tờ, bằng cấp của tôi đều là Nguyễn Thị Mai Duy. Nay tôi muốn thay đổi tên đệm và tên trong giấy khai sinh và các giấy tờ khác thành tên Nguyễn An Hi. Lý do phải thay đổi tên của tôi là do trước đây mẹ đặt tên cho tôi mà không biết tên tôi trùng với tên húy của cụ cao. Nay ba tôi và mọi người trong họ viết gia phả dòng h thì mới nhận ra sự trùng lặp, vậy tôi có được đổi tên không? phải làm cách nào? Thủ tục ra sao?

Chào bạn:

Theo qui định của pháp luật thì trường hợp của bạn được quyền cải chính lại tên của mình theo điều 36, NĐ158/2005/NĐ-CP, như sau:

Điều 36. Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch

Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch theo quy định tại Mục này bao gồm:

1. Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự

Bạn cần liên hệ UBND cấp quận, huyện để lấy tờ khai theo mẫu qui định và chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn sau:

1. Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.

Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì phải nộp Giấy chứng nhận y tế do Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính theo quy định của Nghị định số88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính.

Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Đối với việc thay đổi họ, tên, cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có ý kiến đồng ý của người đó thể hiện trong Tờ khai; trường hợp xác định lại dân tộc cho con dưới 15 tuổi phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc xác định lại dân tộc cho con.

Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch có thể trực tiếp hoặc nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính. Trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực; trường hợp trực tiếp thì nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực. Riêng đối với việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; hoặc việc cải chính hộ tịch, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho người nước ngoài trước đây đã đăng ký khai sinh trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, thì phải trực tiếp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi có thẩm quyền giải quyết các việc hộ tịch nêu trên.

2. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đã đăng ký khai sinh trước đây và Quyết định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.

Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính phải được ghi chú vào cột ghi những thay đổi sau này của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.”

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

 

Cho mượn tiền chạy việc có giấy tờ vay mượn thì thủ tục đòi nợ ra sao

Cánh đây 2 năm gia đình em có nhờ một người tên H chạy việc cho người em gái của em, và tốn chi phí là 60 triệu, tuy nhiên gia đình phải đưa trước cho chị H là 35 triệu. Để đề phòng sự việc bất trắc gia đình em có làm giấy vay mượn tiền và trong giấy tờ vay mượn thì em là người đứng ra cho vay. tuy nhiên, sau gần 1 năm gia đình em đợi mãi mà vân chưa có tin tức, hỏi chị H thì chị bảo là đợi thêm một thời gian nữa. nhưng gia đình em chờ lâu quá nên quyết định rút tiền lại và không chạy việc nữa. Tuy nhiên khi gia đình em đòi tiền thì chị H lại khất lần này đến lần khác, tháng này qua tháng khác. và kéo dài tới 2 năm trời. Gia đình em lo quá nên viết giấy cam kết trả nợi thì chị H vẫn ký, tuy nhiên đến giờ đã quá thời hạn trả tiền trong giấy hẹn trả tiền 5 tháng mà chị H vẫn chưa trả.

Kính thưa luật sư, giờ gia đình em muốn đưa sự việc này nhờ tòa án giải quyết thì làm thủ tục ra sao và gửi tới cơ quan chức năng nào? tốn chi phí bao nhiêu? và khả năng thắng là bao nhiêu %?.

Thưa luật sư, bản thân em là giáo viên và sắp tham gia kết nạp Đảng, vậy nếu em đưa sự việc này nhờ pháp luật giải quyết thì có ảnh hưởng tới sự nghiệp của em không?

Kính mong luật sư giúp đỡ gia đình em để lấy lại được khoản tiền trên, thú thực gia đình em cũng khó khăn nhưng vì tương lai con cái gia đình em đã cố gắng hết sức vay mượn, nhưng không ngờ lại rơi vào hoàn cảnh trên.

Về pháp luật thì giao dịch của gia đình bạn đưa tiền nhờ chị H đó xin việc và các bên che dấu giao dịch đó bằng hợp đồng mượn tiền là trái pháp luật. Giao dịch đó là vô hiệu vì thế các bên phải trao trả lại cho nhau tài sản đã nhận. Hành vi của chi H nhận tiền nhưng không thực hiện được công việc cho gia đình bạn hoặc không có khả năng xin việc cho em gái bạn đã rõ ràng, chị H cũng không có ý định trả lại tiền cho gia đình bạn. Như vậy hành vi của chị H có dấu hiệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 139 BLHS bạn nên trình báo với cơ quan Công an có thẩm quyền để xác minh, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

 

Đổi tên cho con

Tôi có 1 cô con gái năm nay đã học xong đại hoc. Vì khi khai sinh cho cháu chúng tôi cũng không để ý đến việc đặt tên cho con. Con tôi đi học cảm thấy mặc cảm và tự ty về cái tên của mình, cháu muốn tôi đổi tên cho cháu. Tôi muốn hỏi tôi có thể đổi tên cho cháu không? những thủ tục cần thiết là gì và nếu đổi tên thì bằng đại học của cháu và các giấy tờ khác có thay đổi được không?

CHÀO BẠN:

Theo qui định của pháp luật thì trường hợp của bạn được quyền cải chính lại tên của mình theo điều 36, NĐ158/2005/NĐ-CP, như sau:

Điều 36. Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch

Phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch theo quy định tại Mục này bao gồm:

1. Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự

Bạn cần liên hệ UBND cấp quận, huyện để lấy tờ khai theo mẫu qui định và chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn sau:

1. Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch.

Đối với trường hợp xác định lại giới tính, thì phải nộp Giấy chứng nhận y tế do Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính theo quy định của Nghị định số88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về xác định lại giới tính.

Việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự được thực hiện theo yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Đối với việc thay đổi họ, tên, cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có ý kiến đồng ý của người đó thể hiện trong Tờ khai; trường hợp xác định lại dân tộc cho con dưới 15 tuổi phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc xác định lại dân tộc cho con.

Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch có thể trực tiếp hoặc nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính. Trong trường hợp gửi qua hệ thống bưu chính, thì các giấy tờ có trong thành phần hồ sơ phải là bản sao có chứng thực; trường hợp trực tiếp thì nộp bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực. Riêng đối với việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; hoặc việc cải chính hộ tịch, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho người nước ngoài trước đây đã đăng ký khai sinh trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, thì phải trực tiếp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi có thẩm quyền giải quyết các việc hộ tịch nêu trên.

2. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đã đăng ký khai sinh trước đây và Quyết định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.

Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính phải được ghi chú vào cột ghi những thay đổi sau này của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.”

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

 

Thủ tục xin hồi hương

Tôi có 1 người chị là Việt kiều Úc, tạm trú ở TPHCM đã 1 năm nay để làm việc. Nay chị tôi có nguyện vọng được hồi hương, xin cho chúng tôi biết cần phải làm những thủ tục gì?

Nếu sau này chị tôi muốn về úc du lịch thì có được không?

CHÀO BẠN:

Về thủ tục hồi hương cho người Việt định cư ở nước ngoài:

Theo hướng dẫn của Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao về việc giải quyết thủ tục hồi hương cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì người có nguyện vọng muốn hồi hương có thể nộp hồ sơ tại:

   Ở nước ngoài: Cơ quan đại diện của Việt Nam nơi người xin hồi hương thường trú.

   Ở Việt Nam: Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) hoặc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuận tiện nhất cho đương sự (nếu đã về Việt Nam).

Hồ sơ gồm:

   Đơn xin hồi hương (theo mẫu). Người làm đơn có thể tham khảo chi tiết hướng dẫn về mẫu đơn tại Website chính thức của Bộ Ngoại giao Việt Nam tại địa chỉ: http://www.mofa.gov.vn/vi/ct_lanhsu/ttpl/ns041210135520

   Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (xuất trình bản chính để đối chiếu). Nếu mang hộ chiếu nước ngoài phải có thêm xác nhận bằng văn bản của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về việc đã đăng ký công dân Việt Nam.

   Ba ảnh cỡ 4x6 mới chụp, 02 ảnh dán vào đơn, 01 ảnh ghi rõ họ tên (mặt sau) để phục vụ việc cấp Giấy thông hành nếu được hồi hương.

Các giấy tờ khác kèm theo:

Đối với người xin hồi hương do thân nhân ở Việt Nam bảo lãnh:

   Đơn bảo lãnh của thân nhân, ghi đầy đủ chi tiết các cột, mục, lấy xác nhận của UBND phường, xã nơi người bảo lãnh thường trú. Có thể tham khảo mẫu đơn tại Website chính thức của Bộ Ngoại giao.

   Giấy tờ chứng minh hoặc giải trình về mối quan hệ cùng dòng tộc với người bảo lãnh, có xác nhận của UBND phường, xã nơi người bảo lãnh thường trú.

   Giấy tờ chứng minh về khả năng bảo đảm cuộc sống sau khi hồi hương (của người xin hồi hương hoặc/ và của thân nhân xin bảo lãnh).

Đối với người xin hồi hương do cơ quan Việt Nam bảo lãnh:

Văn bản bảo lãnh (có ký tên, đóng dấu) của thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Việc hồi hương không ảnh hưởng gì đến việc xin du lịch vê sau

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.