Bố có thể đứng ra khai sinh cho con không

Một người bạn của em lấy vợ nhưng không đăng ký kết hôn, sau khi sinh con gái được 20 ngày thì vợ anh ấy bỏ lại đứa bé và đi đâu đó giờ không biết ở đâu. Bố của bé đã nuôi bé từ đó đến nay, giờ bé đó đã đến tuổi đi học lớp 1 nhưng không biết làm giấy khai sinh thế nào cho bé, giấy chứng sinh cũng không biết mẹ bé vứt đâu. Luật sư hãy tư vấn giúp chúng tôi trong trường hợp này bố của bé phải làm gì?

CHÀO BẠN:

Theo qui định của pháp luật khi làm giấy khai sinh cho bé bắt buộc phải có giấy chứng sinh. tuy nhiên trong trường hợp này bé không có giấy chứng sinh mà mẹ bé cũng bỏ đi không liên lạc được. Bố của đứa bé hiện nay cũng không thể chứng minh đứa bé là con của mình vì không có giấy ĐKKH với mẹ bé và cũng không có cơ sở xác định đứa bé là con của bạn của bạn. Do vậy, trong trường hợp thế này nên tiến hành làm thủ tục nhận con rơi cho bé. Bạn có thể tham khảo các qui định sau để có thể tiến hành đăng ký khai sinh cho bé.

Điều 15. Thủ tục đăng ký khai sinh

“1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai, Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.”

2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp g“1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai, Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.”iải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

Điều 16. Khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi

1. Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.

Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; giới tính; đặc điểm nhận dạng; tài sản và các đồ vật khác của trẻ (nếu có); họ, tên, địa chỉ của người phát hiện. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản, một bản giao cho người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình có trách nhiệm thông báo miễn phí 3 lần trong 3 ngày liên tiếp các thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh.

3. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; nếu không có cơ sở để xác định ngày sinh và nơi sinh, thì ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh; nơi sinh là địa phương nơi lập biên bản; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “trẻ bị bỏ rơi”. Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch căn cứ vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”; nội dung ghi chú này phải được giữ bí mật, chỉ những người có thẩm quyền mới được tìm hiểu.

4. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh, thì việc lập biên bản và thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em cũng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Khi đăng ký khai sinh, những nội dung liên quan đến khai sinh được ghi theo lời khai của trẻ; nếu trẻ không nhớ được, thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định năm sinh, ngày sinh là ngày 01 tháng 01 của năm đó; họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; những nội dung không xác định được thì để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "trẻ bị bỏ rơi".

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

 

Xác định người thụ hưởng trong giải quyết bồi thường tai nạn giao thông

Công ty tôi xin tạm ngừng hai năm liên tiếp 2011 và 2012 từ ngày 01/01/2011 đến 31/12/2011 và 01/01/2012 đến 31/12/2012, tôi làm tròn năm để không phải nộp thuế môn bài và báo cáo từng tháng, từng năm. Tuy nhiên thông báo tạm ngừng hai năm này tôi chỉ nộp lên cơ quan quản lý thuế mà không nộp lên Sở KHĐT TP HN. Giờ người quản lý thuế của tôi cần xem hai bản gửi hai nơi có khớp nhau không. Nếu không khớp thì họ cho vào diện doanh nghiệp bỏ trốn. Giờ tôi phải làm sao xử lý việc này ạ. Xin cho tôi tư vấn luật sư nhé. Cảm ơn luật sư nhiều.

Chào bạn! Liên quan đến vấn đề mà bạn đang vướng mắc, tôi có một số ý kiến mà bạn có thể tham khảo thêm như sau:

Theo quy định của pháp luật khi doanh nghiệp tạm ngưng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản gửi cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất là 15 ngày trước ngày tạm ngưng kinh doanh. Và trong trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh

Do đó theo tôi bạn nên liên hệ với các cơ quan này để tìm ra hướng giải quyết cụ thể cho trường hợp của công ty bạn.

T Tôi đang công tác tại một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, đang thụ lý giải quyết bồi thường Trách nhiệm dân sự (TNDS) xe cơ giới, Xin Luật sư tư vấn giúp su việc như sau:

Ông A là lái xe ô tô của công ty XX tham gia bảo hiểm xe cơ giới tại đơn vị chúng tôi đã gây tai nạn với xe mô tô làm 2 người ngồi trên xe (ông B lái xe và C ngồi sau)bị thương nặng.

Theo phân lỗi của CSGT thì do xe mô tô di sai phần đường nên đã đâm vào xe ô tô. Tuy nhiên, ông A phải thỏa thuận bồi thường cho ông B và C là 58 triệu đồng. xe ai người ấy sửa.

Nay, ông A làm giấy ủy quyền cho ông D - là anh vợ của ông B đến đòi tiền Bảo hiểm. Vậy:

-Chúng tôi trả tiền bồi thường cho ông D có sai quy định không, Công ty XX là chủ xe nhưng không làm giấy ủy quyền mà ông A đứng ra làm với ông B rồi Xác nhận của giám đốc công ty XX mà không qua chính quyền địa phương có được không? Bởi quyền thụ hưởng ở đây là Cty XX – đơn vị ký hợp đồng với Bảo hiểm, ông A chỉ là nhân viên lái xe.

-Theo thông tư 126/2008/BTC thì việc bồi thường TNDS về người không phân biệt lỗi, nhưng căn cứ để giải quyết lại theo quy tắc bảo hiểm, thông tư 126 và luật dân sự.

Vậy trong trường hợp này chúng tôi có phân lỗi hay chế tài đối với xe Mô tô trong quá trình giải quyết bồi thường hay không?

Xin chân thành cảm ơn!

Chào bạn. Xin trả lời bạn như sau:

1.Việc chi trả bảo hiểm phải căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm mà giải quyết. Quyền thụ hưởng là Công ty XX, nên đơn vị bảo hiểm phải trả cho Công ty này.

Nếu Công ty ủy quyền phải có Văn bản ủy quyền (hợp đồng ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của phá luật) hợp lệ.

Cách làm ủy quyền nói trên chưa đúng, vì người ủy quyền phải là Công ty chứ không phải ông A, đồng thời đại diện theo pháp luật của Công ty (Giám đốc) là người ký ủy quyền.

2.Trường hợp này không phân lỗi khi giải quyết bồi thường. rân trọng!

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.