Phải qua phỏng vấn mới được đăng ký kết hôn với người nước ngoài

"Tôi đang làm thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Tôi nghe nói sẽ phỏng vấn trước khi được cấp đăng ký, nhưng một số người bạn khác thì không phải làm việc này. Chúng tôi có phải làm thủ tục phỏng vấn không, nội dung về vấn đề gì?".

Chào bạn !

Trí Tuệ Luật xin tư vấn pháp luật như sau:

Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định thi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài không quy định việc phỏng vấn hai bên nam, nữ đăng ký kết hôn là một thủ tục bắt buộc.

Khoản 1 Điều 16 Nghị định này chỉ quy định: “Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo đương sự kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán phụ nữ, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp tiến hành xác minh, kể cả phỏng vấn các bên đương sự”. Do vậy, những trường hợp kết hôn theo Nghị định này không nhất thiết phải qua thủ tục phỏng vấn.

Tuy nhiên, tại Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP nói trên thì việc phỏng vấn hai bên nam, nữ đăng ký kết hôn được quy định là một thủ tục bắt buộc.

Khoản 4 Điều 1 Nghị định này nêu rõ: “Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm: Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau. Việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn”.

Như vậy, việc phỏng vấn sẽ được tiến hành nhằm kiểm tra, làm rõ sự tự nguyện kết hôn của hai bên nam, nữ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau; hạn chế tình trạng kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, kết hôn vì mục đích trục lợi khác...

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

Thủ tục để Việt kiều mua nhà ở tại Việt Nam

Tôi là Việt kiều đang định cư tại Pháp. Với việc được cấp giấy miễn thị thực, tôi có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam hay không?

Chào bạn !

Trí Tuệ Luật xin tư vấn pháp luật như sau:

Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định như người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam; có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học; nhà văn hóa; người có kỹ năng đặc biệt... nhưng được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống. (K 2 Đ 1 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của LNƠ và Điều 121 của LĐĐ)

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

Ly hôn với người đang ở nước ngoài

“Tôi lấy chồng mang quốc tịch Pháp, đăng ký kết hôn tại Việt Nam. Do mâu thuẫn vợ chồng nên chồng tôi bỏ về Pháp từ 2005, không có tin tức gì. Nay tôi muốn xin ly hôn thì tòa án Việt Nam có giải quyết không?”.

Chào bạn !

Trí Tuệ Luật xin tư vấn pháp luật như sau:

Theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003, công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài sẽ được tòa án thụ lý giải quyết nếu việc ly hôn đó có đầy đủ những điều kiện sau:

- Người nước ngoài bỏ về nước không thực hiện nghĩa vụ vợ chồng;

- Không có tin tức cho vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam thời gian từ một năm trở lên.

- Đương sự, thân nhân của họ và các cơ quan có thẩm quyền (cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước họ, các cơ quan có thẩm quyền mà người đó là công dân) đã điều tra xác minh địa chỉ của họ theo thủ tục xuất nhập cảnh, địa chỉ mà họ khai khi đăng ký kết hôn theo giấy đăng ký kết hôn... nhưng cũng không biết tin tức, địa chỉ của họ.

Nếu việc công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài có đầy đủ các điều kiện nói trên, tòa án sẽ coi là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ và xử cho ly hôn.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

Thủ tục ly hôn giữa người nước ngoài với người Việt Nam

Theo điểm c, khoản 1 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự và khoản 3 Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình thì Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương...

Hỏi: Tôi là Việt kiều Úc. Năm 2006 tôi có kết hôn với người vợ ở Việt Nam. Vợ tôi hiện nay đang ở Việt Nam. Xin hỏi tôi muốn ly hôn với vợ nhưng tôi không về Việt Nam được không? Tôi phải làm thủ tục gì?

Đọc thêm...

Thủ tục đăng ký việc nhận con

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc xác định cha cho con nếu các bên tự nguyện và không có tranh chấp thuộc thẩm quyền của cơ quan hộ tịch...

Hỏi: Năm 1997, tôi có một đứa con ngoài giá thú với một người đàn ông ngoại quốc. Tôi đã làm khai sinh cho con, lấy tên cha là một người đàn ông khác. Nay tôi muốn làm lại giấy khai sinh cho con theo đúng họ tên cha đẻ của cháu có được không? Thủ tục nào, ra tòa hay đến cơ quan hộ tịch.

Đọc thêm...