Đơn phương ly hôn và quyền nuôi con

Chào luật sư , hai vợ chồng tôi kết hôn được hơn 3 năm và đã có một con chung 37 tháng, hiện tại vợ tôi đã bỏ nhà đi 5 tháng nay không về nhà, và tôi cũng không liên lạc được với vợ tôi ( tôi có nghe nói là cô ấy có về trường học để thăm con). Hiện 2 vợ chồng tôi đều có hộ khẩu ở nhà bố mẹ tôi, tôi xin hỏi luật sư là trong trường hợp này tôi có thể đơn phương xin ly hôn không ? Và tôi có được quyền nuôi con không ?

Trước khi đi cô ấy có viết giấy để lại và trên đó co ghi ngày tháng cô ấy đi , lúc đầu khi mới bỏ đi thì cô ấy có đòi ly hôn nhưng lúc đó con gái tôi chưa đủ 36 tháng nên tôi sợ lúc ấy nếu ra tòa thì vợ tôi sẽ được quyền nuôi con nên tôi không ký vào đơn ly hôn ( hiện tại tôi đang giữ GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT HÔN VÀ SỔ HỘ KHẢU ),

Tôi không muốn để vợ tôi nuôi con vì vợ tôi có thể nói là " không biết nuôi con " từ nhỏ thì chỉ có tôi và bà nội cháu chăm sóc và nuôi dưỡng còn vợ tôi thì tối đi làm về là ngủ chứ không ngó ngàng gì đến con cái

Tôi rất mong được luật sư tư vấn cho tôi va cho tôi biết xem liệu có cách nào để tôi có được quyền nuôi con không ?

Tôi xin cảm ơn luật sư

Chào bạn!

           Bạn có thể xin đơn phương ly hôn và đề nghị được nuôi con. Tuy nhiên, nếu trong đơn ly hôn mà không xác định được địa chỉ của vợ bạn thì Tòa án sẽ không thụ lý. Bạn cần phải tìm được địa chỉ hiện tại của vợ bạn thì mới xác định được thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án (nơi bị đơn cư trú).

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

 

Đơn phương ly hôn và thủ tục nhận con nuôi

Bạn gái tôi và chồng có 1 con trai 16 tháng tuổi sống trong nhà của bố mẹ bạn gái tôi. Cuối năm ngoái khi đứa con của 2 người bị đi bệnh viện cấp cứu khi mới được 1 tuổi tròn thì người chồng chỉ vào viện cùng vợ (bạn gái tôi) chăm sóc con 1 ngày rồi từ đó bỏ đi luôn dù mấy ngày sau vợ cũng phải vào viện vì tai nạn.

Bạn gái tôi có đi tìm nhưng người đó lẩn tránh không gặp. Qua bạn bè bạn gái tôi được biết là người đó vẫn thỉnh thoảng về chơi với bạn của 2 người. Bạn gái tôi có viết đơn li hôn và nhờ người chuyển giúp nhưng người đó không kí.

Bạn gái tôi có qua tòa án thành phố nơi cư trú hỏi thì được tư vấn là không giải quyết li hôn được. Phải được người chồng kí vào đơn và đến tòa xử hoặc phải chứng minh là người chồng mất tích 3 năm mới giải quyết được.

Xin cho hỏi bạn gái tôi có đơn phương li hôn được không? Có cần phải người chồng kí đơn hoặc phải chờ 3 năm không? Tôi có nghe nói nếu có giấy thông báo niêm yết ở địa phương, 2 lần triệu tập mà bị đơn không đến thì tòa sẽ xử vắng mặt.... vậy trường hợp bạn gái tôi có giải quyết như vậy được không? Xin tư vấn rõ cho tôi biết bạn gái tôi phải làm gì để được li hôn đơn phương.

Xin được hỏi thêm trường hợp thứ 2.

Tôi muốn nhận con bạn gái tôi làm con nuôi thì thủ tục như thế nào?

Vì chúng tôi muốn sau này lấy nhau sẽ không sinh con và con của vợ tôi tôi sẽ nhận làm con nuôi để cháu có giấy khai sinh mang họ của tôi.

Xin được tư vấn giúp bạn gái tôi li hôn đơn phương. Xin cảm ơn rất nhiều!

CHÀO BẠN.

Căn cứ nội dung bạn trình bày thì bạn gái của bạn có quyền yêu cầu Tòa án nơi cư trú tiến hành thủ tục đơn phương ly hôn. Quyền đơn phương ly hôn là quyền chính đáng được pháp luật HNGĐ công nhận. Theo luật HNGĐ khi đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì người vợ hoặc chồng có quyền đơn phương ly hôn. Hiện người chồng bỏ đi khỏi nơi cư trú là để trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc vợ con, và người vợ vẫn biết được nơi ở của chồng và những thông tin của chồng, vì thế theo luật không phải là trường hợp tuyên bố người chồng mất tích như cán bộ Tòa án tư vấn. Trường hợp này người vợ làm đơn đơn phương ly hôn và Tòa án có trách nhiệm thụ lý đơn để đảm bảo quyền đơn phương ly hôn của người vợ. Người vợ đề nghị Tòa án thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng theo trình tự thủ tục quy định trong bộ luật TTDS 2004 sau thời gian quy định theo luật nếu người chồng không đến Tòa án để khai báo và trình bày thì Tòa án mở phiên tòa xử ly hôn vắng mặt người chồng theo quy định của pháp luật. Đối với bạn muốn nhận con bạn gái bạn làm con nuôi thì bạn phải thực hiện theo trình tự thủ tục của luật nuôi con nuôi, các bạn ra UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi người bạn gái bạn cư trú để được hướng dẫn cụ thể.

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

 

Ly hôn đơn phương

Chào luật sư , hai vợ chồng tôi kết hôn được hơn 3 năm và đã có một con chung 37 tháng, hiện tại vợ tôi đã bỏ nhà đi 5 tháng nay không về nhà, và tôi cũng không liên lạc được với vợ tôi ( tôi có nghe nói là cô ấy có về trường học để thăm con). Hiện 2 vợ chồng tôi đều có hộ khẩu ở nhà bố mẹ tôi, tôi xin hỏi luật sư là trong trường hợp này tôi có thể đơn phương xin ly hôn không ? Và tôi có được quyền nuôi con không ?

Trước khi đi cô ấy có viết giấy để lại và trên đó co ghi ngày tháng cô ấy đi , lúc đầu khi mới bỏ đi thì cô ấy có đòi ly hôn nhưng lúc đó con gái tôi chưa đủ 36 tháng nên tôi sợ lúc ấy nếu ra tòa thì vợ tôi sẽ được quyền nuôi con nên tôi không ký vào đơn ly hôn ( hiện tại tôi đang giữ GIẤY CHỨNG NHẬN KẾT HÔN VÀ SỔ HỘ KHẢU ),

Tôi không muốn để vợ tôi nuôi con vì vợ tôi có thể nói là " không biết nuôi con " từ nhỏ thì chỉ có tôi và bà nội cháu chăm sóc và nuôi dưỡng còn vợ tôi thì tối đi làm về là ngủ chứ không ngó ngàng gì đến con cái

Tôi rất mong được luật sư tư vấn cho tôi va cho tôi biết xem liệu có cách nào để tôi có được quyền nuôi con không ?

Tôi xin cảm ơn luật sư

 

 

Chào bạn !

 

Trí Tuệ Luật xin tư vấn pháp luật như sau:

Bạn có thể xin đơn phương ly hôn và đề nghị được nuôi con. Tuy nhiên, nếu trong đơn ly hôn mà không xác định được địa chỉ của vợ bạn thì Tòa án sẽ không thụ lý. Bạn cần phải tìm được địa chỉ hiện tại của vợ bạn thì mới xác định được thẩm quyền giải quyết vụ án của Tòa án (nơi bị đơn cư trú).

 Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.

 

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

 

“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”

 

 

Con nuôi có quyền được hưởng tài sản?

Chào luật sư! tôi có vấn đề thắc mắc như sau mong luật sư giải đáp giúp. Mẹ tôi không lập gia đình và xin có mình tôi về làm con nuôi từ đầu thập niên 90 đến giờ mẹ tôi vẫn sống cùng tôi và con trai tôi ( tôi có 1 con riêng giờ ở với bà vì tôi đi bước nữa). nhưng các anh trai và em trai ruột của mẹ tôi cùng các con trai của họ rất ghê, luôn luôn gây khó dễ và khinh thường tôi vì tôi là khiếp con nuôi. vậy luật sư cho tôi hỏi: sau khi mẹ tôi mất thì tài sản mẹ tôi để lại tôi và con trai tôi có phải chia cho các bác, cậu, và cháu trai của mẹ tôi không? nếu họ tranh giành với tôi thì tôi có mất những gì mẹ tôi để lại không? giờ tôi rất hoang mang vì mẹ tôi bệnh tật suốt, không biết khi nào bà đi. mà nếu mẹ tôi mất thì chồng tôi có được hưởng 1 phần tài sản của bà không hay chỉ có tôi và con trai tôi được hưởng? mong luật sư giải đáp giúp. tôi cám ơn rất nhiều.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHÀO BẠN

Xin trao đổi với bạn một số ý kiến như sau:

Theo quy định hiện nay thì con nuôi được quyền thừa kế tài sản ngang bằng như con ruột và không có bất cứ một phân biệt đối xử nào cả. Do vậy, nếu mẹ nuôi của bạn ko có con ruột (vì ko lập gia đình) thì bạn là hàng thừa kế thứ nhất cùng với bố mẹ của mẹ nuôi bạn (nếu còn sống). Mặt khác, du là con nuôi nhưng bạn đã có trách nhiệm phụng dưỡng mẹ nuôi suốt từ bao nhiêu năm qua trong điều kiện bà không có con ruột thì vị trí của bạn cũng như là con ruột, đôi khi còn tốt hơn những đứa con ruột bất hiếu, không chăm lo gì đến cha mẹ mà chỉ chằm chằm vào vấn đề thừa hưởng tài sản.

Do vậy, bạn cứ yên tâm làm tròn trách nhiệm của mình và sau khi mẹ nuôi qua đời, nếu bà ko để lại di chúc thì tài sản sẽ được bạn thừa hưởng theo quy định pháp luật thừa kế vì bạn là hàng thứ kế thứ nhất, các anh chị em của mẹ nuôi ko thể tranh chấp với bạn được vì ko phài lá hàng thừa kế thứ nhất như bạn.

Ngoài ra, để chắc chắn thì bạn cũng có thể trao đổi, tham khảo ý kiến mẹ nuôi để lập di chúc để lại tài sản cho bạn tránh trường hợp bị tranh dành sau khi mẹ nuôi mất

Thân mến

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

 

Quyền nuôi con trên 3 tuổi

Em lấy chồng từ năm 2008 có với nhau 1 cháu trai 38 tháng tuổi,hiện nay e đang mang thai cháu thứ 2.do vợ chồng e co nhiều mâu thuẫn bất đồng quan điểm nên k muốn sống chung với nhau nữa nhưng cả 2 đều muốn nuôi cháu trai.hiện tại thu nhập của e tháng nào cũng 4tr,chồng e khoảng5-7tr vì chồng e lái xe.e vẫn làm tròn trách nhiệm với con . e muôn biết nếu như ly hôn e có được quyền nuôi cháu không? e mong nhận đươc lời tư vấn của luật sư sớm nhất. e cảm ơn nhiều..!

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chào bạn!

Trường hợp của bạn khi ly hôn nếu không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con chung và xác định nghĩa vụ cấp dưỡng con chung của người không trực tiếp nuôi con, căn cứ vào điều kiện nuôi con chung về thu nhập, khả năng chăm sóc, giáo dục con chung,Tòa án sẽ quyết định giao con chung cho bạn hoặc cho chồng bạn.

Căn cứ khoản 2 Điều 92 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định như sau: “Vợ chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con, nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác”

Theo đó, tại điểm d phần 11 Nghị quyết02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định cụ thể hơn: “Trong trường hợp, vợ chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai. Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu các bên không có thoả thuận khác”.

Trường hợp của bạn nếu bạn và chồng bạn không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con căn cứ thu nhập, khả năng chăm sóc, điều kiện giáo dục con chung thuộc về bạn hoặc chồng bạn.

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.