Nhận con đang sống tại nước ngoài
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Năm 2008 tôi có sống tại CHLB Đức, diện bất hợp pháp, sau đó có con chung với 1 phụ nữ VN nhưng đã có giấy tờ thường trú tại Đức, con tôi vẫn mang quốc tịch và hộ chiếu VN, hiện sống cùng mẹ tại CHLB Đức, con tôi có giấy khai sinh nhưng không có tên cha vì tôi bị trục xuất về nước. Khi tôi sống tại CHLB Đức thì tôi mang tên giả sau khi về nước đã khai lại tên tuổi thật và được nhập cảnh vào VN. Vậy tôi bây giờ có nhận được đứa con đó trên mặt pháp lý hay không? thủ tục như thế nào? Liên hệ những đâu? Mong luật sư trả lời kỹ càng giùm tôi, tôi xin cám ơn nhiều!
Chào bạn !
Trí Tuệ Luật xin tư vấn luật như sau:
Hiện tại bạn đang ở Việt Nam còn đứa trẻ thì đang ở bên Đức; vì vậy việc nhận cha – con của bạn có yếu tố nước ngoài nên trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết được thực hiện theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2000 về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài (Nghị định 68).
Bạn hoàn toàn có quyền được nhận cha – con, khi bạn đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 68, cụ thể như sau: nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp đơn yêu cầu, tự nguyện và không có tranh chấp.
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 68 thì bạn phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các tài liệu sau:
1. Đơn xin nhận cha, mẹ, con (theo mẫu quy định);
2. Bản sao CMTND (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài) của người nhận và người được nhận là cha - con;
3. Bản sao Giấy khai sinh của người được nhận là cha - con;
4. Giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có quan hệ cha – con (như Giấy giám định AND...);
5. Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước); Thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người được nhận là cha – con.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, bạn liên hệ với Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại CHLB Đức để nộp hồ sơ xin nhận cha – con.
Trong thời hạn 35 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam có trách nhiệm: a) Niêm yết việc xin nhận cha, mẹ, con trong 15 ngày liên tục tại trụ sở Cơ quan; b) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo về việc nhận cha, mẹ, con hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ xin nhận cha, mẹ, con thì Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tiến hành xác minh, kể cả phỏng vấn các đương sự hoặc yêu cầu họ bổ sung giấy tờ cần thiết; c) Nếu xét thấy các bên đương sự đáp ứng đủ điều kiện xin nhận cha, mẹ, con thì người đứng đầu Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại CHLB Đức ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Trong trường hợp từ chối công nhận việc nhận cha, mẹ, con thì Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại CHLB Đức có văn bản thông báo cho người gửi đơn yêu cầu.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ký Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà đương sự có yêu cầu khác về thời gian, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tiến hành trao Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con cho các bên đương sự và ghi vào sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Trên đây là phần trả lời của chúng tôi đối với thắc mắc của bạn, nếu còn vấn đề nào chưa rõ xung quanh vấn đề này bạn vui lòng liên hệ với tôi theo địa chỉ email này để tôi giải đáp câu hỏi của bạn.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Chia tài sản khi ly hôn
- Quyền thừa kế thế vị khi đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế
- Mua bán Doanh nghiệp
- Phương án xử lý quyền sử dụng Đất và Tài sản trên Đất
- Thẩm định lao động hiện trạng, lập phương án giải quyết lao động trước cổ phần.
- Thẩm định tài sản Doanh nghiệp trước cổ phần
- Quy trình niêm yết cổ phần, Đấu giá cổ phần
- Phân chia cổ phần ưu đãi, Cổ đông chiến lược
- Phê duyệt, ra quyết định chuyển đổi loại hình Doanh nghiệp
- Cơ quan có thẩm quyền thẩm định & cách thức thẩm định