Thắc mắc về thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam

"Tôi xin hỏi về trường hợp sau: Tôi sang Đức theo diện đoàn tụ gia đình, Chồng tôi là người Đức. Hiện nay tôi muốn nhập quốc tịch Đức nhưng tôi có 2 con riêng hiện đang sống ở Việt Nam với ông bà ngoại. Cả hai cháu đều chưa đến tuổi vị thành niên. Vậy tôi có thể xin thôi quốc tịch được không? Sau khó có quốc tịch Đức, tôi có thể xin đăng ký lại để xin giữ quốc tịch Việt Nam Không? Điều này có được phía Đức và cả Việt Nam Chấp nhận không? Trân trọng cảm ơn nhiều."

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:

Những vấn đề chị hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo khoản 1 điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, quy định:” Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể thôi quốc tịch Việt Nam”

Như vậy, trường hợp chị muốn nhập quốc tịch Đức theo chồng thì có thể làm đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam. Trừ các trường hợp đựợc quy định tại khoản 2, 3, 4 điều điều 27 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008:”

“2. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;

b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;

d) Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;

đ) Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.

3. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

4. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.”

2. Đối với việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam:

Tại khoản 1 điều 23 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định:”

1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Xin hồi hương về Việt Nam;

b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;

e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài. “

Như vậy, trường hợp của chị sau khi thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch Đức nhưng vẫn có hai con có quốc tịch và sinh sống tại Việt Nam thuộc trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam.

3. Về vấn đề xin giữ quốc tịch Việt Nam sau khi đã nhập quốc tịch Đức:

Tuy nhiên, tại khoản 5 điều 23 cũng quy định:”5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam phải thôii quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng gúp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Cho nên trường hợp của chị sau khi thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch Đức, chị đã mất quốc tịch Việt Nam nên không thể xin giữ quốc tịch Việt Nam được nữa. Nếu chị muốn trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch Đức trừ trường hợp được Chủ tịch nước cho phép, có thể chị không phải thôi quốc tịch Đức.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”