Tư vấn thủ tục đăng ký khai sinh cho con

tu-van-thu-tuc-dang-ky-khai-sinh-cho-conThưa luật sư, Luật sư cho tôi được tư vấn về cách làm giấy khai sinh, vì chẳng may vợ chồng tôi bị mất giấy đăng ký kết hôn bản chính, vậy nếu bây giờ tôi muốn làm khai sinh cho con tôi mà không có giấy chứng nhận kết hôn (bản chính) thì có gặp trục trặc gì không,

tôi có thể xin trích lục giấy chứng nhận kết hôn (bản sao) nộp thay thế khi làm giấy khai sinh cho con tôi được không?

Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Tại Điều 15 Nghị định 158/2005 NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định về Thủ tục đăng ký khai sinh như sau:

1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

Như vậy, đối với trường hợp của chị không may làm mất giấy khai sinh bản chính, chị có thể làm giấy khai sinh cho con theo 2 hướng sau:

+ Nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch xã biết rõ về quan hệ hôn nhân vợ chồng chị thì anh/chị vẫn có thể làm giấy khai sinh cho con mà không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

+ Nếu không được, chị phải làm thủ tục đăng ký lại việc kết hôn theo Nghị định 158/2005 NĐ-CP. Cụ thể, tại Điều 48 Nghị định này quy định về việc đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi như sau:

1) Người có yêu cầu đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp đăng ký lại tại UBND cấp xã, không phải nơi đương sự đã đăng ký hộ tịch trước đây, thì tờ khai phải có xác nhận của UBND cấp xã, nơi đã đăng ký hộ tịch về việc đã đăng ký; trừ trường hợp đương sự xuất trình được bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây.

2) Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào sổ hộ tịch theo từng loại việc và bản chính giấy khai sinh, giấy chứng tử, giấy chứng nhận kết hôn hoặc quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho người đi đăng ký một bản chính giấy tờ hộ tịch theo từng loại việc. Các giấy tờ hộ tịch cũ liên quan đến sự kiện hộ tịch đăng ký lại (nếu có) được thu hồi và lưu hồ sơ. Trong cột ghi chú của sổ hộ tịch và dưới tiêu đề của bản chính giấy tờ hộ tịch phải ghi rõ "Đăng ký lại". Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.

Về thẩm quyền đăng ký lại việc kết hôn: Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự cư trú hoặc nơi đã đăng ký việc kết hôn trước đây thực hiện việc đăng ký lại. (theo Điều 47 Nghị định 158/2005/NĐ-CP).

Như vậy, anh chị có thể làm thủ tục đăng ký lại việc kết hôn để đủ các giấy tờ cần thiết làm Giấy khai sinh cho con.