Con dâu có quyền thừa kế mảnh đất từ bố chồng hay không
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Bố mẹ em được ông bà nội cho ra ở riêng từ năm 1996, lúc đó thì đất nhà em chưa có sổ đỏ và năm 2005 ông nội em làm sổ đứng tên ông nội em để được miễn thuế. Hiện tại ông nội em đã mất được ba năm và ông mất đột ngột không để lại di chúc.
Bây giờ gia đình em tiến hành làm sổ đỏ cho mảnh đất trên, khi tiến hành thủ tục thì chính quyền địa phương nơi tiến hành cấp sổ đỏ cho gia đình em có thông báo rằng bây giờ bố em là người thừa kế duy nhất của mảnh đất, mẹ em cũng như các con là chúng em không có quyền đối với mảnh đất này. Vậy mong luật sư giải thích cho em rằng chính quyền địa phương quyết định như vậy có đúng không và mẹ em có quyền hạn gì vơi mảng đất trên hay không?
Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Thứ nhất, vì khi ông bạn mất không để lại di chúc nên việc chia thừa kế đối với mảnh đất do ông bạn đứng tên sẽ được thực hiện theo pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 675 Bộ luật dân sự 2005 về những trường hợp thừa kế theo pháp luật:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a. Không có di chúc
b. Di chúc không hợp pháp
c. Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn mở vào thời điểm thừa kế
d. Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản”
Thứ hai, cũng theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 thì những người được hưởng thừa kế theo pháp luật như sau:
” 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
Như vậy, trong trường hợp này, bố bạn sẽ là người duy nhất được hưởng quyền thừa kế đối với mảnh đất, các con và vợ không thuộc đối tượng được hưởng quyền thừa kế. Vì đây là tài sản riêng của ông nội bản để lại cho bố bạn nên mẹ bạn sẽ không có quyền hạn gì đối với mảnh đất trên, tuy nhiên nếu hai bên đồng ý đưa mảnh đât trên thuộc sở hữu chưng vợ chồng thì mẹ bạn sẽ có quyền tương đương với bố bạn đối với mảnh đất trên.
Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
- Cần bật xi nhan từ khoảng cách bao nhiêu trước khi cho xe chuyển hướng
- Có được xóa đăng ký thường trú của vợ khi đã ly hôn không
- Người nước ngoài mua xe tại Việt Nam cần những thủ tục gì
- Điều kiện tuyển chọn vào trường thuộc ngành công an
- Hành vi lừa đảo tiền để xin việc, chạy việc thì xử lý như thế nào
Thông tin luật cũ hơn
- Không bật đèn xi nhan bị xử phạt như thế nào
- Đăng ký xe máy điện, xe mô tô điện như thế nào
- Thủ tục nhập hộ khẩu cho con ở Hà Nội
- Làm giấy Đăng ký khai sinh cho con ở đâu
- Tư vấn về thủ tục đăng ký tạm trú mới nhất
- Thủ tục Đăng ký tạm trú khác tỉnh như thế nào
- Mức xử phạt đối với sinh viên không đăng ký tạm trú
- Vợ chuyển hộ khẩu sau khi ly hôn có cần sự đồng ý của chồng
- Thủ tục nhập hộ khẩu cho con nuôi như thế nào
- Thủ tục thay đổi chủ hộ trên hộ khẩu thường trú