Thế nào là năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

the-nao-la-nang-luc-chiu-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-cua-ca-nhanNgười từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu…

 

Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

. Thế nào là năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân theo Bộ luật dân sự 2015?

Theo quy định tại Điều 586 – Bộ luật dân sự năm 2015 về Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:

“1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”

2. Bình luận về các quy định về việc năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân theo Bộ luật dân sự 2015.

– Theo nguyên tắc chung, một người chỉ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình khi họ có nhận thức để làm chủ và điều khiển được hành vi đó. “Chỉ đề cập đến vấn đề trách nhiệm cá nhân trong trường hợp con người, một mặt, có năng lực tự định hướng và chủ động lựa chọn xử sự của mình”.

Mặt khác phải biết cân nhắc và đánh giá đối với sự lựa chọn cũng như xác định được giá trị xã hội của hành vi đó. Nếu không có khả năng lựa chọn và cả năng lực hiểu được ý nghĩa xã hội của sự lựa chọn đó thì không có tự do và đã không có tự do thì không đặt ra vấn đề trách nhiệm. Như vậy, người gây ra thiệt hại chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường khi họ có năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, bên cạnh nguyên tắc này, BLDS của nước ta còn hướng tới việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị xâm hại. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường cũng như khả năng bồi thường của những người gây thiệt hại ở dân sự đã xác định những người ở độ tuổi này chỉ có một phần năng lực hành vi dân sự.

Vì vậy, khi những người trong độ tuổi này gây thiệt hại, họ phải chịu một phần trách nhiệm, và cha mẹ của họ cũng phải chịu một phần trách nhiệm đối với thiệt hại do họ gây ra. Chính vì thế, trong trường hợp này BLDS đã quy định rằng nếu người gây ra thiệt hại đã có tài sản riêng thì họ phải bằng tài sản của mình để bồi thường, nếu họ không có tài sản hoặc có nhưng không đủ để bồi thường thì cha, mẹ của họ phải bàng tài sản của mình để bồi thường thay.

– Đối với thiệt hại do người dưới 15 tuổi gây ra: Người ở độ tuổi này cũng là những người đã có một phần khả năng nhận thức nên BLDS cũng đã xác định họ là người có một phần năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, nhận thức của những người nằm trong độ tuổi này còn rất hạn chế nên đa phần họ không thể làm chủ, điều khiển được các hành vi của mình. Để xác định và nâng cao trách nhiệm của cha, mẹ trong việc giáo dục và quản lý con cái nên BLDS đã quy định cha, mẹ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con chưa đủ mười lăm tuổi gây ra. Trong trường hợp cha, mẹ không có tài sản hoặc có nhưng không đủ để bồi thường mà người gây thiệt hại lại có tài sản riêng thì cha, mẹ được dùng tài sản đó để bồi thường phần thiệt hại còn thiếu.

– Đối với thiệt hại do người đang được người khác giám hộ gây ra: Người đang được người khác giám hộ bao gồm người mất năng lực hành vi dân sự và người chưa thành niên mà không còn cha, mẹ; không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục người đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu người khác giám hộ.

Khi những người nói trên gây ra thiệt hại thì việc bồi thường được quy định như sau: “người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường” (xem khoản 3 Điều 586 BLDS).

 

Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

 

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”