Tư vấn luật thừa kế làm giả di chúc
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, những vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì vẫn được hưởng di sản. Làm sao có thể xác định rõ là lúc nào thì người để lại di sản biết và vẫn cho nhận thừa kế hay lúc nào là người để lại di sản bị ép phải cho thừa kế? Trong trường hợp người để lại di sản đã viết di chúc và biết mình bị ép buộc mà không đủ sức để chống lại thì có xem là người để lại di sản cho hưởng thừa kế trong di chúc không? Nếu người đó còn đủ minh mẩn để viết lại di chúc thì pháp luật sẽ xử lí thế nào?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:
- Theo mình thì những người không được quyền hưởng di sản theo khoản 1 điều 643 BLDS 2005 chỉ được hưởng di sản khi người để lại di sản biết hành vi của những người này nhưng vẫn cho hưởng (khoản 2 điều 643).
Việc xác định người để lại di sản có đồng ý cho phép những người đó được hưởng hay không thì căn cứ theo di chúc. Nếu trong di chúc xác định việc ngưởi để lại di sản biết những hành vi này và vẫn cho phép họ được hưởng thì những đối tượng thuộc điều 643 mới được hưởng nếu trong di chúc không đề cập thì những người này không được quyền hưởng di sản.
-Một di chúc được lập ra mà bị ép buộc thì di chúc này trái pháp luật nên vô hiệu. Nếu người lập di chúc còn sống thì có thể lập di chúc khác hoặc để lại thừa kếtheo pháp luật mà không cần lập di chúc, và người ép buộc đó thì không được hưởng di sản (trừ trường hợp người để lại di sản vẫn cho phép họ hưởng di sản và xác nhận, thể hiện ý chí trên trong di chúc).
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tư vấn về bồi thường chi phí đào tạo
- Tư vấn luật đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Có phải là đi sản thừa kế
- Tặng cho nhà đất cho con
- Tư vấn hợp đồng cho mượn nhà
- Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Ký hợp đồng thế chấp
- Hợp đồng cá nhân
- Tư vấn hợp đồng cá nhân với cá nhân