Tư vấn việc hủy bỏ và lập thừa kế
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Chồng tôi là người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam. Trước khi kết hôn với tôi, anh ấy đã lập di chúc để lại tài sản cho một số người ở quê hương anh ấy. Bây giờ anh ấy muốn hủy bỏ di chúc cũ và lập lại một di chúc mới để tôi thừa kế. Anh ấy phải làm những gì? Anh ấy có thể làm di chúc mới tại Việt Nam nơi anh ấy đang sống?
1. Theo điều 768 Bộ luật dân sự 2005 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (“Bộ Luật Dân sự”) thì việc lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân; về hình thức của di chúc, phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc, tức là tuân theo pháp luật Việt Nam.
Do vậy, bạn cần tham khảo pháp luật nơi chồng bạn là công dân để thực hiện thủ tục hủy bỏ di chúc cũ và lập lại một di chúc mới.
2. Chồng bạn có thể làm di chúc mới tại Việt Nam khi anh ta thực hiện xong thủ tục hủy bỏ di chúc cũ đã lập tại quê hương anh ta. Và anh ta phải chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp tài sản của mình ở nước sở tại và ở Việt Nam (nếu có).
Điều 631 Bộ Luật Dân sự quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật”.
Điều 649 Bộ Luật Dân dự quy định: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.
Như vậy, trong trường hợp chồng bạn muốn lập di chúc, để lại tài sản cho bạn tại Việt Nam, chồng bạn phải lập thành văn bản hoặc bằng miệng (trong trường hợp không thể lập bằng văn bản).
Lưu ý: Đối với trường hợp lập di chúc bằng miệng, sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ (Điều 651 Bộ Luật Dân sự).
Sau đó, nếu có khả năng thì người lập di chúc phải thực hiện bằng văn bản. Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc (Điều 656 Bộ Luật Dân sự).
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự quy định như thế nào?
- Cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
- Tư vấn cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
- Thủ tục xác nhận nguồn gốc Việt đối với người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư về nước
- Tư vấn thủ tục xác nhận gốc Việt Nam
- Cần làm thủ tục gì để được xác nhận là người gốc Việt Nam?
- Khai nhận con ngoài giá thú
- Khai sinh và quốc tịch cho con có yếu tố nước ngoài
- Nhập hộ khẩu cho trẻ có yếu tố nước ngoài
- Đăng Ký Giấy Khai Sinh có yếu tố nước ngoài