Điều kiện tiến hành tạm giữ và bảo lãnh

dieu-kien-tam-giam-bao-lanhHiện nay em muốn xin tư vấn về trường hợp cố ý gây thương tích . Em bị 1 đối tượng cố ý chửi bới rồi lao vào đánh ( đánh vào đầu ) . Em bỏ chạy và trong lúc bỏ chạy vào trong nhà, bị đối tượng đuổi theo kích động và đánh tiếp nên có xảy ra va chạm, em dùng dao đâm người ta 3 nhát và đối tượng đạp em ra và chạy lúc đấy em cũng về nhà luôn. Thương tích ban đầu rất nhẹ, dính vào tay chân chỉ có 1 phát vào bụng .

Nhưng đối tượng này sau 3 ngày tự nhiên trốn viện và có nhưng hành động mạnh linh tinh khác làm vết thương rách ra bị nặng hơn ( đối tượng chuyên đi gây sự với người khác) Do không hiểu biết về luật , nên em bị đối tượng này gửi đơn tố cáo và uy hiếp . Bắt em phải vu cáo là có người sai khiến hoặc là phải bối thường giá trị rất là lớn ? E có lấy lời khai ở cơ quan công an phường và được bảo lãnh về . Hồ sơ có được chuyển lên quận giải quyết .

Trong thời gian đối tượng nằm viện , gia đình em có lên thăm nhiều lần và cũng bối thường chút tiền viện phí . Xin hỏi công ty là em vi phạm phải trường hợp cố ý gây thương tích sẽ bị ở khoản mấy .... mức án ..... Nếu phải ra cơ quan pháp luật xét xử thì mong công ty tư vấn giúp em các bước thực hiện. Đối tượng nay có nhờ 1 số công an giải quyết can thiệp vào sự việc trên. Và có hẹn em lên để lấy lời khai . Không biết trường hợp của em có tiếp tục bị tạm giữ và muốn bảo lãnh thì cần những thủ tục gì ( trong hồ sơ của em có bảo lãnh ở phường xin ý kiến ở trên quận đề xuất).

 

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Theo như nội dung thư mà bạn trình bày, trường hợp của bạn có thể được xem xét là hành vi phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên, để xác định có phải là hành vi phòng vệ chính đáng hay không còn phải căn cứ vào nhiều tình tiết của sự việc:

"Điều 15. Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự."

Việc gia đình bạn tiến hành đóng góp một phần viện phí hay việc nạn nhân có hành vi tấn công bạn có thể được xem xét là tình tiết giảm nhẹ. Giả sử trong trường hợp hành vi của bạn bị kết luận là hành vi cố ý gây thương tích bạn có thể phải chịu một trong các khung hình phạt sau:

"Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân."

Về vấn đề trường hợp của bạn có thể bị tạm giữ hay không cần căn cứ vào điều 68 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003:

"Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang quy định tại Điều 63 và Điều 64 Bộ luật này."

Do vậy, với trường hợp của bạn, nếu xét thấy cần thiết, cơ quan điều tra có thể tiến hành tạm giữ để phục vụ hoạt động điều tra hoặc tránh tiêu hủy chứng cứ.

Về việc tiến hành bảo lĩnh như thế nào đã được qui định tại điều 75 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003:

"Điều 75. Bảo lĩnh.

1- Cá nhân hoặc tổ chức có thể nhận bảo lĩnh bị can, bị cáo. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh. Trong trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh thì ít nhất phải có hai người.

2- Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh phải chịu trách nhiệm về vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan."

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi với câu hỏi của bạn.

Hãy nhấc máy gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”