Thủ tục làm khai sinh cho trẻ khi mẹ bỏ đi
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Khi người mẹ để con lại cho người cha và bỏ đi không xác định được địa chỉ, trước khi làm giấy khai sinh cho trẻ, người cha phải làm thủ tục nhận con.
Trẻ em khi sinh ra có quyền được khai sinh. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em. Nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ thì ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh. Trong 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu không thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 06/2012/NĐ-CP, người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai, Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
Để giải quyết trường hợp cha, mẹ của trẻ chung sống với nhau như vợ chồng, nhưng không đăng ký kết hôn, người mẹ để con lại cho người cha và bỏ đi không xác định được địa chỉ, theo quy định tại mục 4 phần I Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp, trước khi làm giấy khai sinh cho trẻ, người cha phải làm thủ tục nhận con.
Thủ tục này không cần phải có ý kiến của người mẹ. Sau khi được UBND cấp xã ra Quyết định công nhận việc nhận con thì người cha tiến hành thủ tục khai sinh cho trẻ (Để thuận tiện cho người dân thì một số ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đồng thời 2 thủ tục này cho đương sự).
Khi đăng ký khai sinh, phần ghi về người mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được ghi theo Giấy chứng sinh. Trường hợp không có Giấy chứng sinh, ghi theo lời khai của người cha; nếu người cha không khai về người mẹ thì để trống.
Như vậy, với các quy định vừa viện dẫn, bạn cần phải nộp hồ sơ đề nghị UBND cấp xã nơi bạn đang cư trú ra quyết định công nhận việc nhận con cho bạn. Sau khi có quyết định này thì bạn làm thủ tục khai sinh cho con bạn (theo diện không có giấy chứng sinh). Trường hợp có vướng mắc thì bạn có thể liên hệ với Phòng Tư pháp huyện hoặc Sở Tư pháp để được hướng dẫn cụ thể.
Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485hoặcTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
- Làm giấy khai sinh và nhấp quốc tịch cho con có yếu tố nước ngoài
- Thủ tục làm giấy khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài
- Thủ tục chuyển họ cha sang họ mẹ cho con sau ly hôn
- Làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú theo họ cha
- Con ngoài giá thú có được mang họ và quốc tịch của người cha là người nước ngoài
Thông tin luật cũ hơn
- Con sinh ở Việt Nam có được mang quốc tịch nước ngoài
- Tư vấn xin nhập quốc tịch Việt Nam
- Thời hạn giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam
- Chung sống như vợ chồng với người khác trong quá trình hôn nhân
- Tư vấn làm thủ tục nhận cha con
- Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài,không đích danh
- Thủ tục đăng kí khai sinh cho con ngoài giá thú
- Thẩm quyền giải quyết đăng ký nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- Điều kiện nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
- Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài