Tư vấn quyền thăm nom con sau li hôn

quyen-tham-nom-con-sau-ly-honVợ chồng con trai tôi do mâu thuẫn trong cách sống ,không dung hòa được đã thuận tình li hôn và được Tòa án quận Thanh xuân,TP Hà nội giải quyết từ ngày 04/7/2014.   (Các cháu có một con trai sinh 12/2011 và mẹ nuôi dưỡng theo qui định của Luật và Tòa án)Mẹ cháu đưa con về ở với ông bà ngoại cách nhà ông bà nội khoảng 200m.Tuần đầu ông bà nội đón cháu từ nhà trẻ về chăm sóc và chơi với cháu,có sự đồng ý của mẹ cháu.Sau đó thì không cho đón nữa và gây căng thẳng từ phía ông bà ngoại,chỉ cho ông bà nội nếu nhớ cháu thì sang nhà ngoại để thăm,điều này chắc Luật sư cũng hiểu ,khi đã có những điều không thông cảm và sứt mẻ tình cảm của hai vợ chồng con thì khó có thể ngồi tiếp chuyện được chứ đừng nói là sang nhà ngồi chơi với cháu thoải mái được.

Đây là hành vi cản trở và vi phạm vào điểm 2 của quyết định thuận tình li hôn của Tòa án.Đỉnh điểm là 11 h trưa ngày 12/7/2014,bố cháu đi công tác ghé qua nhà thăm con để chiều đi tiếp,có điện thoại cho mẹ cháu đề nghị được đón con từ nhà trẻ về,mẹ cháu không đồng ý,chỉ cho đón từ 4 giờ chiều,trong khi đó bố cháu chiều đã phải đi rồi.Bà nội xin phép các cô giáo và bế cháu từ nhà trẻ ra thì ông ngoại cháu chạy tới giằng cháu lại và kêu ầm lên là bắt cóc,cướp... Sau đó phỉ báng,đuổi theo bố cháu và chửi bới.Rất may mắn là con trai tôi đã biết kiềm chế nên không xảy ra việc gì .Ông ngoại cháu đe dọa sẽ kiện gia đình bên nội vì"đã bắt cóc,cướp"cháu,trong khi chúng tôi xử sự tử tế(Vụ việc được rất nhiều người chứng kiến và bất bình trước thái độ cuả ông ngoại)

Tôi xin hỏi Luật sư:

-Việc ngăn cản gia đình bên nuôi thăm nuôi cháu như gia đình bên ngoại đã thể hiện có đúng với luật pháp không?

-Nên hiểu quyền thăm nom như thế nào cho đúng.Bố cháu ,ông bà nội có được đón cháu về chơi hoặc khi có việc trọng đại của gia đình tổ chức ở quê vài ba ngày có được đón cháu đi không?

Tôi cũng hiểu pháp luật qui định những vấn đề chung nhất chứ không chi tiết cụ thể được từng vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày,điều quan trọng nhất vẫn là lòng vị tha,tình cảm của con người.

Mong Luật sư tư vấn và cho biết hướng giải quyết cho hợp tình,hợp lí.

Chân thành cảm ơn Luật sư.

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

- Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về quyền được thăm nom con sau ly hôn của người không trực tiếp nuôi dưỡng như sau:

“Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

- Ngoài ra, quyền thăm nuôi con sau ly hôn còn có thể được quy định cụ thể tại bản án, quyết định của tòa án trong vụ việc ly hôn đó.

Nếu bên trực tiếp nuôi con cản trở việc thực hiện thăm nuôi con thì bên bị cản trở có thể yêu cầu cơ quan thi hành án can thiệp hoặc có thể khởi kiện tới tòa án để yêu cầu thay đổi lại người nuôi con sau ly hôn.

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”