Tư vấn hồ sơ nhận nuôi con nuôi đích danh

tu-van-ho-so-nhan-nuoi-con-nuoi-dic-danhCác hồ sơ xin nhận con nuôi đích danh

- Hồ sơ của người xin nhận con nuôi Việt Nam bao gồm các giấy tờ:

1. Đơn xin nhận con nuôi đích danh theo mẫu hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

2. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế.

3. Giấy phép nhận con nuôi.

 Đối với các quốc gia khác nhau, hình thức giấy phép này khác nhau, ví dụ: Đối với Hàn Quốc được thay thế bằng sổ hộ khẩu gia đình có tên trẻ em được xin nhận làm con nuôi.

 

Đối với Đài Loan được thay thế bằng phán quyết của tòa án địa phương nơi người xin con nuôi cư trú.

4. Bản điều tra tâm lý xã hội.

Trường hợp người xin con nuôi quốc tịch Hàn Quốc, Đài Loan thì không phải làm văn bản này.

Trường hợp người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam thì có thể lấy xác nhận của cơ quan chủ quản nơi người đó đang công tác.

5. Giấy khám sức khỏe

Có thời hạn 01 năm tính đến ngày hồ sơ tại Cục con nuôi.

6. Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản

7. Phiếu lý lịch tư pháp

Có thời hạn 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ tại Cục con nuôi.

8. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.

Hồ sơ của người xin con nuôi thuộc diện đích danh, tùy từng trường hợp phải bổ sung thêm những giấy tờ sau:

1. Giấy tờ chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.

2. Giấy tờ chứng minh có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi.

3. Giấy tờ chứng minh trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, khuyết tật...

4. Giấy xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã, nơi cư trú tại Việt Nam và các giấy tờ, tài liệu khác chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục con nuôi.

Ngoài ra, đối với các trường hợp xin đích danh, kèm theo hồ sơ của người xin nhận con nuôi còn có hồ sơ của người xin được nhận làm con nuôi gồm:

1. Giấy khai sinh của trẻ em bản chính hoặc bản sao có công chứng chứng thực.

2. Giấy đồng ý làm con nuôi của trẻ em trong trường hợp trẻ em từ 9 tuổi trở lên.

3. Giấy cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài của che đẻ / mẹ đẻ.

4. 02 ảnh toàn thân cỡ 10x15 hoặc 9x12 của trẻ. Ảnh chụp không quá 6 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ tại Cục.

5. Giấy khám sức khỏe của trẻ em được cấp bởi cơ sở y tế cấp quận/ huyện hoặc tương đương trở lên.

6. Xác nhận thủ tục ly hôn / chứng tử trong trường hợp cha đẻ/ mẹ đẻ đã ly hôn hoặc chết.

LƯU Ý:

- Toàn bộ hồ sơ cha mẹ nuôi phải được hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự), dịch sang tiếng Việt, làm thành 02 bộ đựng trong file tài liệu và sắp xếp theo thứ tự như trên.

- Hồ sơ của trẻ em được lập thành 01 bộ đi kèm với hồ sơ của cha mẹ nuôi.

- Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, người xin nhận con nuôi sẽ phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi vào Kho bạc nhà nước, tùy từng trường hợp lệ phí được quy định như sau:

+ Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài là 9.000.000đ/ 1 trường hợp.        

+ Trường hợp nhận 02 trẻ em trở lên là anh, chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ thứ 2 trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài (không áp dụng điều này với trường hợp nhận con riêng, cháu ruột làm con nuôi).

+ Giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài đối với trường hợp cha dượng/mẹ kế nhận con riêng của vợ/chồng làm con nuôi; cô, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.              

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”