Lưu ý khi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Hình thức đối với những giao dịch mua bán thông thường thì pháp luật không giới hạn phải thể hiện hợp đồng bằng văn bản, lời nói hay hành vi cụ thể. Tuy nhiên, việc không kí kết hợp đồng bằng văn bản dẫn đến tình trạng không xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên khiến cho việc giải quyết tranh chấp trở nên rất khó khăn
Yêu cầu về hàng hóa
Đầu tiên, các bên cần tìm hiểu về tính hợp pháp của loại hàng hóa mà mình chuẩn bị mua bán. Bởi không phải mọi loại hàng hóa đều được đưa vào kinh doanh, mua bán. Có những hàng hóa bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện. Đối với loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được thực hiện việc mua bán. Đây là bước nền tảng để thực hiện việc mua bán hàng hóa.
Các điều kiện về số lượng, chất lượng, cách thức bảo quản, đóng gói... hàng hóa do các bên thỏa thuận lúc xác lập hợp đồng mua bán hàng hóa. Hầu hết hàng hóa đưa vào mua bán trong thị trường phải có nhãn hàng hóa. Nội dung phải thể hiện trên nhãn hàng hóa bao gồm: tên hàng, tên và địa chỉ của người chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra, tùy theo từng loại hàng hóa mà có những nội dung cụ thể như: hạn sử dụng, thành phần định lượng, thông số kĩ thuật, thông tin hệ số an toàn… Nhãn hàng hóa phải được đặt ở vị trí dễ quan sát, bảo đảm thông tin ghi trên nhãn hàng hóa là chính xác.
Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng
Khi bên mua cho rằng hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì có quyền từ chối. Pháp luật có quy định rõ về các trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Ví dụ như: không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa cùng chủng loại, không phù hợp với mục đích mà bên mua đã yêu cầu, không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hóa đó…
Trong trường hợp này, bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa có trước thời điểm hàng hóa đã được giao cho bên mua, kể cả khi khiếm khuyết đó được phát hiện sau khi bên mua đã nhận hàng; trừ trường hợp trong lúc kí hợp đồng, bên mua đã biết về những khiếm khuyết của hàng hóa nhưng vẫn chấp nhận kí thì bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa. Hơn nữa, nếu như sau khi bên mua nhận hàng về mà khiếm khuyết của hàng hóa mới phát sinh trong quá trình sử dụng do lỗi của bên bán thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán chịu trách nhiệm.
Kiểm tra hàng hóa
Kiểm tra hàng hóa là một khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa. Bước này được thực hiện trước khi giao hàng nhằm bảo đảm hàng hóa giao đúng hợp đồng, hạn chế được tranh chấp phát sinh. Bên bán phải tạo điều kiện, bảo đảm cho bên mua tiến hành kiểm tra hàng hóa. Nếu như hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hóa, thì việc kiểm tra hàng hóa tiến hành khi hàng hóa được chuyển tới địa điểm đến. Sau khi kiểm tra, bên mua phải thông báo về tình trạng hàng hóa, về các khiếm khuyết của hàng hóa mà bên mua biết. Nếu như bên mua không thông báo thì bên bán không phải chịu trách nhiệm đối với những khiếm khuyết này. Tuy nhiên, có những khiếm khuyết bên mua không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra thông thường. Trường hợp này, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm.
Nếu như bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi bên bán giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng và bên mua phải nhận hàng theo hợp đồng.
Giao hàng hóa
Nếu như bên bán giao hàng thiếu so với hợp đồng nhưng vẫn còn thời hạn giao hàng thì bên bán vẫn có thể giao phần hàng còn thiếu trong thời hạn còn lại. Trường hợp bên bán giao thừa hàng thì bên mua có quyền từ chối hoặc chấp nhận số hàng thừa đó và phải thanh toán theo giá thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo giá khác do các bên thỏa thuận.
Đối với một số hàng hóa có chứng từ đi kèm, thì bên bán có nghĩa vụ giao đầy đủ chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua. Chứng từ có thể gửi kèm hàng hóa hoặc gửi riêng tùy theo thỏa thuận giữa các bên.
Địa điểm giao hàng
Về địa điểm giao hàng, người bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm thỏa thuận. Tuy nhiên, một số hợp đồng lại không có thỏa thuận về vấn đề này. Theo quy định pháp luật địa điểm giao hàng được thỏa thuận như sau:
Nếu như quá trình vận chuyển hàng hóa từ bên bán đến bên mua qua nhiều trung gian vận chuyển thì bên bán phải giao hàng cho bên trung gian vận chuyển đầu tiên đúng thỏa thuận. Và sau khi bên bán giao hàng cho bên vận chuyển đầu tiên, mặc dù bên mua chưa nhận được hàng nhưng nghĩa vụ giao hàng của bên bán đã thực hiện xong và mọi trách nhiệm sự hư hỏng hàng hóa sẽ do bên trung gian gánh vác.
Nếu như lúc kí hợp đồng, bên bán biết địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa của bên mua thì bên bán phải giao hàng đến địa điểm đó. Trên thực tế bên bán thường vi phạm nội dung này, cho rằng trong hợp đồng không ghi rõ địa điểm giao hàng nên bên bán vẫn trữ hàng tại kho của mình và yêu cầu bên mua đến nhận.
Nếu không thuộc hai trường hợp trên, bên mua phải đến địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì đến nơi cư trú của bên bán lúc kí hợp đồng để lấy hàng. Trường hợp này, bên mua chịu rủi ro cao hơn do phải bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ nơi giao hàng của bên bán về kho, địa điểm kinh doanh của bên mua.
Thời hạn giao hàng
Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng. Một số hợp đồng không quy định về thời điểm giao hàng, hoặc ghi thời hạn giao hàng chung chung, gây khó khăn cho bên bán cũng như bên mua trong việc giao nhận hàng. Ví dụ như, trong hợp đồng ghi thời hạn giao hàng vào tháng 11/2012. Trường hợp này, bên bán có quyền giao hàng vào bất kì thời điểm nào trong tháng 11 và thông báo trước với bên mua.
Nếu như bên bán giao hàng trước thỏa thuận thì bên mua có quyền chấp nhận hoặc từ chối nhận hàng. Do đó, việc giao hàng cần phải có thỏa thuận giữa các bên và và phương án giải quyết khi giao hàng không đúng hạn.
Chuyển rủi ro
Vấn đề chuyển rủi ro trong việc mua bán hàng hóa và một vấn đề cơ bản mà các bên cần nắm. Trường hợp trên đường vận chuyển hàng hóa bị hỏng hóc, thì bên bán hay bên mua hay bên vận chuyển sẽ chịu trách nhiệm? Do đó, các bên cần thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro để tránh phát sinh tranh chấp.
Trong hợp đồng không có thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định, thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua. Nếu hợp đồng không có quy định về việc vận chuyển hàng hóa cũng như địa điểm giao hàng nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được chuyển giao cho người vận chuyển đầu tiên. Trong các trường hợp cụ thể thời điểm chuyển rủi ro được pháp luật quy định chi tiết hơn.
Bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hóa
Theo quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa thì quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao. Bên bán phải bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi bên thứ ba; hàng hóa đó phải hợp pháp; việc chuyển giao hàng hóa là hợp pháp. Các quy định về hàng hóa hợp pháp đã đề cập ở trên. Việc chuyển giao hàng hóa hợp pháp thường yêu cầu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, yêu cầu về thuế, phương tiện vận chuyển….
Trong trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo kiểu mẫu, công thức, số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Nếu như hàng hóa là đối tượng của cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh… thì bên bán phải thông báo cho bên mua về tình trạng của hàng hóa và việc mua bán này phải được sự đồng ý của bên nhận bảo đảm.
Thanh toán
Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền hàng cho bên bán nếu hàng hóa mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua. Trong một số trường hợp bên mua có quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng nếu như bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối, hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp, hàng giao không phù hợp với hợp đồng, trừ khi có thoả thuận khác.
Khi thực hiện mua bán hàng hóa, việc xác định giá và thỏa thuận giá hết sức quan trọng. Các bên cần thỏa thuận ấn định mức giá và ghi rõ vào hợp đồng. Nếu như trong hợp đồng không có quy định nào về giá, thì giá bán hàng hóa được xác định theo giá của loại hàng hóa đó trong điều kiện tương tự. Địa điểm thanh toán có thể do các bên thỏa thuận, hoặc nơi kinh doanh, cư trú của bên bán hoặc là nơi giao hàng, chứng từ.
Việc phát sinh tranh chấp trong hoạt động mua bán hàng hóa là ngoài ý muốn, không những gây tổn thất về tiền của, thời gian mà còn làm giảm uy tín, mất cơ hội kinh doanh của các bên. Những lưu ý trên sẽ giúp ích cho doanh nghiệp, thương nhân trong việc kí kết cũng như thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa thuận lợi hơn, tránh được tranh chấp không đáng có.
Thông qua bài viết này, hy vọng rằng các doanh nghiệp có thể trang bị đầy đủ những kiến thức pháp lý cho mình để tránh được rủi ro cũng như tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện mua bán hàng hóa.
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- dich vu soan thao hop dong
- giai quyet tranh chap hop dong kinh te
- luat su
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luat su tu van hop dong
- luat su uy tin
- soan thao hop dong
- tu van giai quyet tranh chap hop dong
- tu van hop dong
- tu van hop dong kinh te
- tu van luat hop dong
- tu van luat uy tin
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
- Tư vấn Tranh chấp hợp đồng mua bán ngũ cốc
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
- Tranh chấp về hợp đồng mua bán thiết bị đông lạnh
- Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
- Công ty phá sản có được hưởng chế độ thai sản
- Khoản bôì thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông
- Bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn giao thông
- Tư vấn chế độ hưởng thai sản
- Có quyền khởi kiện hợp đồng vay tài sản