Một người có hai quốc tịch được không

mot-nguoi-co-toi-2quoc-tich-duoc-khongTôi là công dân Mỹ đang sống và làm việc ở VN. Hiện ở VN tôi vẫn còn CMND cũ, Hộ chiếu VN đã đóng dấu hủy, Giấy khai sinh, nay tôi muốn nhập quốc tịch VN (song tịch)...Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Thứ nhất, bạn là công dân Mỹ, tuy nhiên bạn sinh ra và sống tại Việt Nam, có hộ khẩu ở Việt nam trước khi định cư sang Mỹ. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài” và khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam: “Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.

Theo đó, bạn thuộc đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Hiện tại bạn đang sống và làm việc ở Việt Nam. Do đó, bạn thuộc đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam.

Thứ hai, chúng tôi chưa có đủ thông tin về việc bạn đã mất quốc tịch Việt Nam (do đã thôi quốc tịch Việt Nam, bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc do không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam) hay chưa, do đó, bạn có thể lựa chọn cho mình một trong hai cách thức sau để giữ hoặc có lại quốc tịch Việt Nam cho phù hợp:

-   Đăng ký giữ quốc tịch (khi chưa bị mất quốc tịch Việt Nam), hoặc:

-   Làm thủ tục Xin trở lại Quốc tịch Việt Nam (đã bị mất quốc tịch Việt Nam)

Đối với cả hai trường hợp: Đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam và Xin trở lại quốc tịch Việt Nam, bạn không cần thiết phải có anh ruột bảo lãnh cho mình để nhập quốc tịch Việt Nam

Thủ tục Xin trở lại Quốc tịch:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Quốc tịch: Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam bao gồm:

“a) Xin hồi hương về Việt Nam;

b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;

e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài”.

Hồ sơ Xin trở lại quốc tịch gồm có:

a) Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;

b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

c) Bản khai lý lịch;

d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian bạn cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (Mỹ) cấp đối với thời gian bạn cư trú ở Mỹ. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

đ) Giấy tờ chứng minh bạn đã từng có quốc tịch Việt Nam: bản sao Giấy khai sinh; bản sao Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của bạn;

e) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam, như giấy tờ chứng minh quan hệ vợ chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ hợp pháp với công dân Việt Nam, giấy tờ chứng minh là có công lao với nước Việt Nam, giấy tờ chứng minh bạn đang làm thủ tục xin hồi hương về Việt Nam hoặc bản sao giấy tờ chứng nhận việc đầu tư tại Việt Nam.

Lưu ý: Nếu bạn đã bị tước quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch thì bạn mới được xem xét cho trở lại quốc tịch ViệtNam.

Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lập thành 3 bộ, được lưu trữ tại Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp và cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

(Điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam, Điều 10 Nghị định 78/2009).

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”