Lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà khi chấm dứt hợp đồng

tranh-chap-hop-dong-coc-tien-thue-nha-chua-het-hop-dongTháng 5 năm 2012 vợ chồng chúng tôi có đi thuê một căn nhà với thời hạn là 1 năm, hợp đồng thuê nhà của chúng tôi và nhà chủ không đi công chứng, chứng thực. Trong hợp đồng có điều khoản nếu trả nhà trước thời hạn kết thúc hợp đồng thì sẽ mất tiền cọc. Sau thời gian thuê 7 tháng, do an ninh khu vực phức tạp, nhà chúng tôi bị trôm 3 lần (tuy chưa mất gì) nên chúng tôi có thỏa thuận với chủ nhà việc trả nhà sớm.

Khi thỏa thuận, chủ nhà đồng ý và hứa sẽ trả lại tiền cọc sau khi chúng tôi dọn đi. Nhưng khi chúng tôi dọn đi, thì chủ nhà lại dây dưa cố tình không trả tiền đặt cọc, tôi đã làm đơn lên UBND phường để hòa giải nhưng không thành. Vậy bây giờ chúng tôi có thể kiện ra tòa được không? Thủ tục kiện như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Đối với những thông tin bạn cung cấp thì bạn hoàn toàn có thể khởi kiện ra Tòa án để được giải quyết.

Thứ nhất, xét hình thức của hợp đồng:

Căn cứ Điều 492 Bộ luật dân sự 2005: “hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải được đăng ký”. Như vậy, hợp đồng thuê nhà giữa bạn và chủ nhà có thời hạn là một năm nhưng lại không có công chứng hoặc chứng thực là vi phạm về mặt hình thức của hợp đồng. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 401 thì hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về mặt hình thức, tức là hợp đồng thuê nhà của bạn vẫn có hiệu lực pháp luật.

Thứ hai, xét nội dung của hợp đồng:

Điều 358 thì đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Mặt khác, Điều 33 NĐ 163/2006/NĐ-CP: “bên nhận đặt cọc có quyền sở hữu tài sản đặt cọc, nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác”. Theo như quy định trên, bạn và chủ nhà đã tiến hành thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, nhà chủ đã hứa là sẽ trả lại tiền đặt cọc khi bạn dọn đi. Thế nhưng khi bạn dọn đi, phía nhà chủ cố tình dây dưa và có ý định không trả lại tiền đặt cọc nhà cho bạn, nhà chủ đã vi phạm sự thỏa thuận giữa hai bên. Có thể hiểu là việc thỏa thuận giữa bạn và chủ nhà chỉ thể hiện qua lời nói mà không có văn bản cụ thể. Bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi có bất động sản để yêu cầu giải quyết, đòi lại quyền lợi chính đáng cho bạn.

Thứ ba, thủ tục khởi kiện như sau:

Hồ sơ khởi kiện cần có các giấy tờ sau:

+ Đơn khởi kiện với nội dung đòi lại tiền đặt cọc nhà.

+ Hợp đồng thuê nhà

+ Các giấy tờ, tài liệu của UBND phường về việc giải quyết tranh chấp của bạn.

Sau đó, bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện.

Thời hiệu đối với vụ án dân sự: 2 năm kể từ thời điểm quyền lợi ích hợp pháp của bạn bị xâm phạm.

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”