Điều kiện, thủ tục kinh doanh dịch vụ cầm đồ
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi có nguyện vọng mở một tiệm kinh doanh cầm đồ, xin hỏi điều kiện, thủ tục khinh doanh dịch vụ cầm đồ gồm những gì? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
Trí Tuệ Luật xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Hiện nay, theo quy định của Nghị định 59/2006/NĐ-CP, kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bên cạnh đó, kinh doanh dịch vụ cầm đồ sẽ áp dụng theo quy định của Nghị định số 08/2001/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cụ thể như sau:
Điều kiện để kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
Điều kiện về mặt chủ thể: người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp: Người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; Người bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử; Người đang bị tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề có liên quan...
Điều kiện về cơ sở kinh doanh: Đảm bảo điều kiện về an toàn phòng chống cháy nổ, phòng độc và vệ sinh môi trường; Đảm bảo về trật tự, an toàn công cộng; Địa điểm kinh doanh không nằm trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải nộp cam kết thực hiện đúng các quy định, điều kiện về an ninh, trật tự với cơ quan công an cấp tỉnh hoặc cấp huyện.
Như vậy, để kinh doanh dịch vụ cầm đồ, sau khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh, cần làm cam kết với các nội dung trên và nộp cho cơ quan công an cấp tỉnh hoặc cấp huyện để có thể kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật.
Thủ tục đăng kí kinh doanh
Về thủ tục đăng ký kinh doanh, theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh thì cá nhân, tổ chức muốn tiến hành hoạt động kinh doanh phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh. Người kinh doanh có thể đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp: Cá nhân hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp làm một bộ hồ sơ gửi lên phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định; Dự thảo điều lệ công ty; Danh sách thành viên công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần); Kèm theo các giấy tờ trên là bản sao hợp lệ chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của mỗi thành viên; Các chứng chỉ hành nghề hoặc chứng nhận vốn pháp định (nếu có).
Đối với hộ kinh doanh: Cá nhân hoặc người đại diện hộ kinh doanh gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh và kèm theo bản sao Chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Viên chức có được quyền thành lập doanh nghiệp
- Cho vay tiền lãi suất 5%/ tháng có vi phạm pháp luật không
- Giả mạo chữ ký của kế toán trưởng, bị xử lý ra sao
- Cần đóng những thuế gì khi xây dựng nhà ở
- Loại công trình nào được miễn giấy phép xây dựng
- Ly hôn khi biết vợ mang thai của người tình
- Quy định về giờ đóng cửa quán net chơi game
- Vợ sắp cưới bị người yêu cũ quấy rối, phải làm gì
- Tem chống hàng giả có cấu tạo như thế nào
- Vợ sinh con sau ly hôn, chồng có phải cấp dưỡng