Tôi phải làm gì để đòi lại quyền tác giả
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tháng 6 vừa qua, tôi có viết một truyện ngắn với mục đích chia sẻ với mọi người. Hôm nay tình cờ biết được truyện ngắn đó được một website đăng tải và thu tiền dịch vụ tải truyện của khách hàng. Tôi muốn đòi quyền tác giả thì phải làm thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Sau khi nghiên cứu kỹ câu hỏi của bạn và các văn bản pháp luật có liên quan chúng tôi xin trả lời bạn như sau:
1. Bạn được bảo hộ quyền tác giả
1.1. Truyện ngắn thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Truyện ngắn của bạn thuộc diện tác phẩm văn học và đã được thể hiện dưới dạng vật chất vì vậy bạn đã được bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm này (theo tiết a khoản 1 điều 14 Luật sở hữu trí tuệđược sửa đổi bổ sung bởi luật số 36/2009/QH12 (sau đây gọi tắt là Luật SHTT) và Khoản 1 điều 739 Bộ luật Dân sự).
Tiết a khoản 1 Điều 14 luật SHTT
“Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
Khoản 1 Điều 739 Bộ luật Dân sự:
Điều 739. Thời điểm phát sinh và hiệu lực quyền tác giả
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ ngày tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.
1.2. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Theo thư bạn viết bạn sáng tác tác phẩm đó vào tháng 6/2012, nay là tháng 8/2012 (khoảng hai tháng), như vậy theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 739 Bộ luật dân sự, Điều 27 Bộ luật Dân sự cả quyền nhân thân và quyền tài sản của bạn đối với tác phẩm vẫn còn trong thời hạn bảo hộ.
Khoản 2, khoản 3 Điều 739 Bộ luật Dân sự:
2. Quyền nhân thân thuộc quyền tác giả tồn tại vô thời hạn, trừ quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định.
3. Quyền tài sản thuộc quyền tác giả tồn tại trong thời hạn do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định.
Điều 27 Luật SHTT
“Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.
2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này; b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết; c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả”.
Quyền tác giả và quyền tài sản đối với tác phẩm được quy định tại Điều 19, Điều 20 Luật SHTT như sau:
“Điều 19. Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây: 1. Đặt tên cho tác phẩm; 2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; 3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; 4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Điều 20. Quyền tài sản
1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây: a) Làm tác phẩm phái sinh; b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; c) Sao chép tác phẩm; d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”
Từ những điểm trên kết luận bạn hoàn toàn được bảo hộ quyền tác giả đối với truyện ngắn bạn sáng tác.
Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- bảo hộ quyền thương hiệu
- luat su
- luat su uy tin
- thủ tục đăng ký logo độc quyền
- tư vấn pháp luật miễn phí
- tư vấn pháp luật trực tuyến
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
- đăng ký bản quyền tác giả
- đăng ký bản quyền thương hiệu
- đăng ký bản quyền thương hiệu ở đâu
- đăng ký sở hữu trí tuệ
- đăng ký thương hiệu
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Soạn thảo tham gia đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế
- Luât sư tư vấn cấp dưỡng cho con ngoài giá thú
- Tư vấn pháp luật thương mại quốc tế và thuế
- Luật sư tranh tụng tại tòa án và đại diện ngoài tố tụng
- Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án
- Luật sư tranh tụng
- Dịch vụ Luật sư tranh tụng tại tòa án
- Luật sư tranh tụng tại tòa án
- Luật sư đại diện tranh tụng tại tòa
- Dịch vụ luật sư tranh tụng