Đầu tư trực tiếp nước ngoài

dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoaiTheo quy định của Luật đầu tư 2005 thì nhà đầu tư nước ngoài được quyền chọn một trong các hình thức đầu tư sau vào Việt Nam, việc đầu tư có thể tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp.

Kể từ ngày 01/07/2006, Luật Doanh năm 2005 và Luật Đầu tư năm 2005 đã thay thế Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam, quy định chung về hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài vào Việt Nam.

Để áp dụng hai luật này trong thực tiễn, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định và các văn bản dưới luật khác có liên quan đến toàn bộ quá trình đầu tư, từ đăng ký kinh doanh cho đến hoạt động kinh doanh.

 

Cũng giống như Luật đầu tư nước ngoài, Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư tiếp tục khẳng định việc bảo đảm vốn và tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt nam, cho phép thương nhân nước ngoài đầu tư vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, và đặc biệt khuyên khích đầu tư trong các ngành có định hướng xuất khẩu, ngành nông nghiệp, nguyên vật liệu mới, công nghệ cao, nghiên cứu phát triển, bảo vệ môi trường và các ngành tương tự.

Hình thức Đầu tư Trực tiếp

Theo Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài được quyền chọn một trong các hình thức đầu tư sau vào Việt Nam:

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh - BCC;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoặc từ hai thành viên trở lên;

- Công ty cổ phần ;

- BOT;

- BTO; và

- BT

Rằng khi thành lập mới bất cứ công ty Trách nhiệm hữu hạn hay Công ty cổ phần nào, cần phải gắn việc thành lập mới với một dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong trường hợp này, công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần mới thành lập sẽ được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư này đồng thời vừa là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty cổ phần (Như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ) vừa là Giấy chứng nhận đầu tư của dự án đầu tư.

Chi tiết về từng hình thức đầu tư;

Hợp đồng BCC: Hợp đồng BCC là một hợp đồng hợp tác được ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để cùng nhau thực hiện một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, trên cơ sở phân chia trách nhiệm, lợi nhuận cũng như thiệt hại mà không thành lập một pháp nhân tại Việt Nam.

Vì BCC không phải là một pháp nhân độc lập, các bên phải chia sẻ quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng. Để phối hợp hoạt động hàng ngày của một BCC, các bên có thể thành lập một ban điều phối BCC nếu cần thiết, và mỗi bên sẽ có số thành viên đại diện trong ban.

Công ty TNHH: Công ty TNHH do một nhà đầu tư duy nhất thành lập hoặc theo một hợp đồng liên doanh ký kết giữa hai hay nhiều nhà đầu tư, hoặc các nhà đầu tư Việt Nam và một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài hay giữa các nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài với nhau nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Khác nhau căn bản nhất giữa công ty TNHH và CTCP là công ty TNHH không được phép phát hành cổ phiếu (và niêm yết trên thị trường chứng khoán), và số lượng các nhà đầu tư, dù là nhà đầu tư cá nhân hay tổ chức, không được vượt quá con số 50.

Khác với Luật đầu tư nước ngoài, Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư dùng khái niệm “vốn điều lệ” để thay thế cho khái niệm “vốn pháp định” trước đây, và không yêu cầu là vốn điều lệ của công ty TNHH phải bằng ít nhất 30% tổng vốn đầu tư dự án. So với Luật đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài dường như có được nhiều lựa chọn hơn trong việc lựa chọn tài sản (có thể bằng tiền mặt hoặc hiện vật) cũng như tỷ lệ đóng góp vào vốn điều lệ, và không có hạn chế về số vốn tối thiểu mà nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp vào vốn điều lệ của công ty TNHH (theo Luật đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp tối thiểu 30% vào vốn điều lệ của công ty).

Trong khi Luật đầu tư nước ngoài quy định là trong công ty liên doanh hoặc công ty có vốn đầu tư nước ngoài, Hội đồng Quản trị (HĐQT) có trách nhiệm quản lý cao nhất, và thành viên HĐQT do các bên chỉ định theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của mỗi bên, thì Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư quy định trong Công ty TNHH, Hội đồng Thành viên là cơ quan quản lý cao nhất Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng Thành viên về việc điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Luật không quy định cụ thể về quốc tịch của Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc thứ nhất của công ty TNHH, và luật không còn yêu cầu biểu quyết/nhất trí 100% khi quyết định một số vấn đề của công ty TNHH (bao gồm sửa đổi điều lệ, bổ nhiệm Tổng giám đốc, v.v). Thay vào đó, một quyết định của Hội đồng Thành viên sẽ được thông qua với đa số phiếu là 65% và 75% của các thành viên tham dự một cuộc họp Hội đồng thành viên được tổ chức hợp lệ.

Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là một công ty do ít nhất 3 nhà đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức trong nước hoặc nước ngoài thành lập. Khác với loại hình công ty TNHH, CTCP có thể phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết trên thị trường chứng khoán. CTCP có tư cách pháp nhân theo luật pháp Việt Nam.

Cũng giống như công ty TNHH, quy định về tỷ lệ vốn điều lệ của CTCP trên tổng vốn đầu tư dự án (30%), về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong vốn điều lệ (30%) không còn hiệu lực. Tương tự như với công ty TNHH, trách nhiệm quản lý cao nhất tại CTCP thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông sẽ quyết định tất cả các vấn đề quan trọng nhất của công ty. Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệm thực hiện theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông giữa hai kỳ họp. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng Quản trị về công tác quản lý và kinh doanh hàng ngày của CTCP. Ban Kiểm soát là cơ quan giúp Đại hội đồng cổ đông giám sát các hoạt động của HĐQT, Tổng giám đốc và các vị trí quản lý khác của công ty.

Cuối cùng, một quyết định sẽ được thông qua nếu nhận được đa số phiếu thuận là 65% và/hoặc 75% của các cổ đông có quyền biểu quyết tại một cuộc họp đại hội đồng cổ đông được tổ chức hợp lệ.

BOT, BTO và BT: Nếu so với loại hình đầu tư nói trên, có khá ít quy định về BOT, BTO và BT. Điều này gây khó khăn cho quá trình thực hiện và triển khai dự án đầu tư.

Hợp đồng ký kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài và một cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tạo thành cơ sở pháp lý cho việc thực hiện dự án BOT, BTO hoặc BT. Điểm khác biệt giữa hình thức BOT và BTO là ở quyền khai thác thương mại đối với dự án sau khi hoàn thành để thu hồi vốn đầu tư. Quyền này được thực hiện trong một giai đoạn nhất định trước khi chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam trong trường hợp BOT, nhưng trong trường hợp BTO thì quyền này chỉ được thực hiện sau khi chuyển giao. Đối với hình thức BT, (các) nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển giao dự án cho Nhà nước Việt Nam khi hoàn thành dự án, và thay cho việc được quyền khai thác thương mại như trong trường hợp BOT và BTO thì (các) nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội thực hiện các dự án thương mại khác để thu hồi vốn đã đầu tư vào dự án trước đó.

Trong tất cả các trường hợp, (các) nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập một công ty TNHH hoặc CTCP để triển khai dự án, theo các quy trình thủ tục được mô tả dưới đây.

Phân loại Dự án và Cơ quan Cấp phép

Khác với Luật đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư phân loại các dự án thành hai nhóm: dự án thuộc diện đăng ký đầu tư và dự án thuộc diện thẩm định cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Luật đầu tư phân cấp nhiều hơn cho các cơ quan ở địa phương, theo đó tất cả các dự án (trừ các Dự án BOT, BTO và BT sẽ do Bộ Kế hoạch Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư) sẽ do các uỷ ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố xem xét và cấp phép, nếu là dự án nằm ngoài khu chế xuất và khu công nghiệp, còn nếu là dự án trong khu chế xuất và khu công nghiệp thì do các ban quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp cấp tỉnh/thành phố xem xét và cấp phép.

Về Hồ sơ Làm Việc

Theo Luật đầu tư, hồ sơ đăng ký trình lên cơ quan đăng ký đầu tư thường bao gồm:

- Đơn xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

- Hợp đồng BCC hoặc hợp đồng liên doanh, tuỳ từng trường hợp;

- Điều lệ của công ty TNHH hoặc CTCP, tuỳ từng trường hợp;

- Bản giải trình kinh tế-kỹ thuật hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi cho BCC, công ty TNHH hay CTCP;

- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý và năng lực tài chính của nhà đầu tư, và

- Giải trình tuân thủ các yêu cầu của WTO.

Ngôn ngữ bắt buộc trong Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư là Tiếng Việt. Tuy nhiên, ngoài tiếng Việt, Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư còn có thể lập thêm bằng một ngôn ngữ khác, được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, ví dụ như tiếng Anh. Về nguyên tắc, hai ngôn ngữ này có giá trị tương đương trong việc xác định mong muốn của các bên, nhưng trong trường hợp có sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ, thì tiếng Việt sẽ được ưu tiên áp dụng.

Quy trình Cấp phép và Thời gian

Việc thành lập mới công ty TNHH, CTCP, BCC, dự án BOT, BTO và BT đều phải xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Quy trình cấp phép đối với các dự án nói trên về cơ bản là như nhau. Thời hạn xem xét và cấp Giấy chứng nhận đầu tư được mô tả dưới đây.

Đối với các dự án thuộc diện dự án thẩm định đầu tư, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đầu tư thường là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, và trong các trường hợp đặc biệt thời hạn trên có thể được gia hạn, nhưng không vượt quá 45 ngày làm việc.

Đối với các dự án thuộc diện đăng ký đầu tư, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đầu tư là trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”