Mẹ cho con tài sản có cần ý kiến của cha
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Ba mẹ em kết hôn từ năm 1986,hiện có 3 người con, 2 người trên 18 tuổi ( em năm nay 24 tuổi đang học thạc sỹ, 1 người 22 tuổi đang học đại học năm cuối) và 1 người 14 tuổi,đang học lớp 9.Hiện ba em có người phụ nữ khác,thường xuyên đánh đập mẹ em, bán tài sản trong nhà mang đi cho người phụ nữ đó.
Giấy tờ sổ đỏ,hộ khâu đều đứng tên mẹ em,giờ mẹ em muốn ly hôn nhưng ba em không đồng ý, mẹ em muốn sang nhượng quyền sử dụng đất lại cho e và người em trên 18 tuổi của em thì có cần chữ ký của ba em hay không? hoặc nếu mẹ em làm di chúc cho em và người em trên 18 của em thì có cần chữ ký của ba em hay không. vì ba em sợ ly hôn sẽ không được tài sản nên giờ có hành động bán tài sản trong nhà hoặc cất dấu làm của riêng, nên mẹ em chưa thể tiến hành thủ tục ly hôn.
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Trong nội dung bạn trình bày, bạn không nêu rõ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) có trước hay sau khi bố mẹ bạn đăng ký kết hôn. Nên chúng tôi chia ra làm 2 trường hợp như sau:
- Nếu mảnh đất này có được sau khi kết hôn và mẹ bạn không đưa ra được căn cứ chứng minh đó là tài sản được cho riêng, thừa kế riêng hoặc hình thành từ nguồn tài sản riêng thì đó là tài sản chung của bố mẹ bạn cho dù trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ có tên mẹ bạn. Trong trường hợp này, mẹ bạn không có quyền tự định đoạt phần tài sản chung ( tặng cho hoặc lập di chúc) nếu không được sự đồng ý và ký nhận của ba bạn trên hợp đồng.
- Nếu mảnh đất này mẹ bạn có được trước khi kết hôn thì đó là tài sản riêng của mẹ bạn trước thời kỳ hôn nhân. Như vậy các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng miếng đất này không cần phải có chữ ký của ba bạn.
Bạn có thể tham khảo các điều luật sau đây để nắm rõ thêm vấn đề:
Điều 27 Luật hôn nhân gia đình hiện hành.
”Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.”
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
Điều 28 Luật hôn nhân gia đình hiện hành.
1. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.
Điều 33 Luật hôn nhân gia đình hiện hành.
1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không uỷ quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó.
3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng.
5. Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng.
Theo điểm b mục 3 NGHỊ QUYẾT của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì:
“Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32 (ví dụ: được thừa kế riêng một khoản tiền và dùng khoản tiền này mua cho bản thân một chiếc xe môtô mà không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng). Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.”
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- luat su
- luat su tu van di chuc
- luat su uy tin
- tang cho tai san
- tu van di chuc
- tu van luat
- tư vấn luật
- tư vấn pháp luật
- tu van phap luat
- tư vấn pháp luật miễn phí
- tư vấn pháp luật online
- tư vấn pháp luật qua điện thoại
- tư vấn pháp luật trực tuyến
- tu van thua ke di chuc
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin