Phân chia nhà ở có yếu tố nước ngoài
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi xuất cảnh hợp pháp, định cư tại Canada năm 1990. Cha tôi chết tháng 8-1991, mẹ tôi chết tháng 1-1994. Cả 2 đều không để lại di chúc. Ông bà nội ngoại của tôi đều qua đời từ lâu. Cha mẹ tôi có 4 người con, ngoài tôi ra 3 người kia hiện là công dân Việt Nam. Hiện nay, chúng tôi muốn phân chia phần di sản cha mẹ để lại là quyền sở hữu một căn nhà tại quận 1, TPHCM, nhưng do không thỏa thuận được nên đã làm đơn yêu cầu tòa án quận giải quyết. Tòa án trả lời trường hợp chúng tôi chưa được giải quyết được vì có yếu tố nước ngoài. Vậy di sản sẽ được phân chia như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Hiện các giao dịch dân sự về nhà ở (cho thuê, mượn, ở nhờ, mua bán, đổi tặng, thừa kế, quản lý nhà vắng chủ giữa cá nhân và cá nhân) được xác lập trước ngày 1-7-1991 mà có yếu tố nước ngoài sẽ thực hiện theo Nghị quyết 1037 ngày 27-7-2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1-7-1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia. Tuy nhiên, ông xuất cảnh năm 1990, trước thời điểm 1-7-1991, nên trường hợp của ông là một quan hệ hành chính giữa Nhà nước và công dân. Còn giao dịch về nhà ở mà ở đây là quyền thừa kế, đều được phát sinh, xác lập sau thời điểm này vì cha của ông chết tháng 8-1991, mẹ của ông chết tháng 1-1994. Quan hệ hành chính và quan hệ dân sự là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, tòa án đã trả lời ông chưa đúng, ông có thể đề nghị tòa án xem xét lại.
Việc thừa kế di sản trong trường hợp của ông, vì không có di chúc nên thực hiện thừa kế theo pháp luật. Theo Khoản 2, Điều 676 Bộ Luật Dân sự, tòa án sẽ phân chia theo nguyên tắc những người thừa kế cùng hàng (4 anh em của ông) được hưởng phần di sản bằng nhau. Ngoài ra, tòa vẫn tôn trọng quyền từ chối nhận di sản hay các thỏa thuận khác liên quan đến di sản giữa các đương sự nếu không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Mặt khác, khi phân chia có tính tới công lao đóng góp vào khối tài sản ấy hay sự chăm sóc, phụng dưỡng người để lại di sản của các đương sự cho hợp tình, hợp lý.
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- lập di chúc thừa kế
- luat su
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- luat su uy tin
- thủ tục di chúc thừa kế
- thủ tục nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài
- thừa kế tài sản ở nước ngoài
- thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
- tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài
- tư vấn chia thừa kế
- tư vấn di chúc thừa kế
- tư vấn lập di chúc
- tư vấn luật uy tín
- tư vấn nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài
- tu van phap luat
- tư vấn soạn thảo di chúc
- tư vấn thừa kế
- vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Lập di chúc với tài sản thuộc sở hữu chung
- Thuê luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế
- Mảnh đất để lại không di chúc
- Muốn tặng cho diện tích đất được thừa kế có điều kiện
- Thời hiệu khởi kiện thừa kế quy định bao nhiêu năm
- Bố mẹ vợ cho con rể đất có phải đóng thuế không
- Khởi kiện phân chia di sản thừa kế thủ tục thế nào
- Chia tài sản thừa kế của người em đã mất trong gia đình
- Lập di chúc cho con ở nước ngoài
- Di chúc bị mất tài sản được chia như thế nào