Thủ tục hồi hương, trở lại, thôi, nhập quốc tịch Việt Nam
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam: Người đó mất quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp: Được thôi quốc tịch Việt Nam; Bị tước quốc tịch Việt Nam; Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia
I. Thủ tục trở lại Quốc tịch Việt Nam
1. Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam:
Người đó mất quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp: Được thôi quốc tịch Việt Nam; Bị tước quốc tịch Việt Nam; Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; Trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19, Điều 26 và Điều 28 của Luật quốc tịch Việt Nam (điều 23 Luật quốc tịch Việt Nam) thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Xin hồi hương về Việt Nam;
+ Có vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam;
+ Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
+ Có lợi cho Nhà nước Việt Nam.
- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
2. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ:
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi người đó cơ trú; nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ tại Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam theo phạm vi địa bàn mà cơ quan đó phụ trách.
3. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam (điều 13 NĐ 104/1998/NĐ-CP)
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định. Kèm theo đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải có các giấy tờ sau đây :
+ Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định;
+ Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà đương sự là công dân hoặc thường trú, cấp;
+ Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự đó từng có quốc tịch Việt Nam.
Ngoài các giấy tờ quy định trên đương sự cầng phải nộp một trong các giấy tờ sau đây:
+ Giấy xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoặc của ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài về việc đương sự đó nộp đơn xin hồi hương về Việt Nam;
+ Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự có vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam;
+ Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự đó được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý hoặc xác nhận đương sự có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
+ Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh việc trở lại quốc tịch Việt Nam của đương sự sẽ có lơị cho sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, an ninh quốc phòng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây và ghi rõ trong đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam; nếu muốn thay đổi tên thì phải nêu rõ lý do.
- Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam và các giấy tờ kèm theo của người thường trú tại Việt Nam phải được lập thành 04 bộ hồ sơ; thường trú ở nước ngoài phải được lập thành 03 bộ hồ sơ.
4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 3 tháng sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam của đương sự sẽ được trình lệ Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Trong trường hợp đặc biệt thì thời hạn trên là 4 tháng.
5. Từ chối việc cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
- Trong trường hợp Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận đương sự chưa đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam, Cơ quan ngoại giao, Lãnh sự hoặc Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho đương sự biết; nếu đương sự không nhất trí với kết luận đó, thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
6. Lệ Phí (điểm II Thông tư số 08/1998/BTC-BTP-BNG ngày 31/12/1998 của Bộ Tài Chính-Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao)
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải nộp một khoản lệ phí là 2.000.000đ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
II. Thủ tục hồi hương
Dành cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) theo quyết định số 875/TTg ngày 21/11/1996 của Thủ Tướng Chính phủ.
A.THỦ TỤC :
I. ĐỐI VỚI NGƯỜI XIN HỒI HƯƠNG :
1./ 02 đơn xin hồi hương (dán 02 ảnh cỡ 4x 6cm)
2./ 02 bản sao hộ chiếu hoặc các giấy tờ thay thế hộ chiếu
3./ 02 bản sao thị thực (visa) hoặc giấy miễn thị thực nhập cảnh, phiếu nhập xuất cảnh.
4./ 02 bản lý lịch: khai rõ từ thời gian nào, làm việc gì và ngụ ở đâu ?
5./ 02 giấy cam kết đồng ý cho hồi hương. (trường hợp vợ hoặc chồng là “Người nước ngoài”)
6./ 02 giấy chứng minh khả năng bảo đảm cuộc sống khi hồi hương.
II. ĐỐI VỚI NGƯỜI BẢO LÃNH :
1./ 02 giấy bảo lãnh: (mẫu HH2) có xác nhận của UBND phường, xã nơi người bảo lãnh thường trú. Người bảo lãnhphải đủ 18 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM và có mối quan hệ là: cha mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột, cháu ruột, cậu, dì, chú, bác …ruột) với người xin hồi hương.
2./ 02 bản khai sơ yếu lý lịch: khai rõ quá trình học tập, làm việc từ năm 6 tuổi cho đến nay, từ thời gian nào đến thời gian nào?, làm việc gì và cư ngụ ở đâu(ghi địa chỉ nơi cư trú của từng thời gian tương ứng)có xác nhận của UBND phường, xã nơi thường trú.
3./ 02 giấy khai sinh: Nếu không có giấy khai sinh phải có đơn giải trình về mối quan hệ cùng dòng tộc, huyết thống (đơn giải trình phải do UBND hoặc công an phường, xã xác nhận đúng mối quan hệ đã giải trình).
4./ 02 bản sao hộ khẩu thường trú, chứng minh nhân dân.
5./ 02 bản sao giấy chủ quyền nhà ở hợp pháp hoặc các giấy tờ khác có liên quan đến nhà ở…có xác nhận của UBND phường, xã nơi thường trú (nhà không tranh chấp, không giải tỏa).
6./ 02 giấy tờ chứng minh khả năng tài chính đảm bảo cuộc sống cho người hồi hương.
Một số điểm cần lưu ý khi lập hồ sơ hồi hương :
Vui lòng ghi đầy đủ rõ ràng từng mục trong đơn xin hồi hương và giấy bảo lãnh theo hướng dẫn sau:
- Mục số 5 : ghi rõ địa chỉ ở nước ngoài, số điện thoại liên lạc ở VN.
- Mục số 6 : khai quốc tịch hiện nay: Việt Nam hoặc mang hộ chiếu của quốc gia nào đang sử dụng .
- Mục số 7 : ghi rõ số hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu.
- Mục số 13 : ghi rõ lý do đi ra nước ngoài (như xuất cảnh diện đoàn tụ hoặc du học, di tản năm 1975, đi bán chính thức, vượt biên v.v…).
- Mục số 15 : ghi đủ cha, mẹ, vợ, chồng, con. Khai đủ, rõ ràng họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, lý do đi ra nước ngoài, đi năm nào? và ở đâu?
- Mục số 17 : a)- ghi rõ họ tên thân nhân, quan hệ…cung cấp nhà ở.
b)- ghi rõ do thân nhân (họ tên và quan hệ) nào có khả năng bảo đảm cuộc sống và ghi rõ tự bản thân sau khi được hồi hương sẽ làm gì để sinh sống.
B. THỜI GIAN TRẢ KẾT QUẢ: 04 tháng kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
III. Thủ tục nhập Quốc tịch Việt Nam
1. Điều kiện:
Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu đủ các điều kiện sau đây:
a. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b. Tuân thủ hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
c. Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam
d. Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên;
e. Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam
- Công dân nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam thì không cần giữ quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt do Chủ tịch nước quyết định.
- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
2. Trường hợp được miễn, giảm điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam.
- Công dân nước ngoài và người không quốc tịch có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có đủ các điều kiên quy định tại các điểm c, d và đ tại phần 1 nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây :
Người có chồng, vợ, cha, mẹ hoặc con là công dân Việt Nam; người có Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý do Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng hoặc có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, thì được giảm 02 năm về điều kiện thời gian đó thường trú liên tục ở Việt Nam và được miễn các điều kiện về biết tiếng Việt và khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
Trong trường hợp cá biệt, khi việc nhập quốc tịch Việt Nam của người nước ngoài sẽ có lợi đặc biệt cho sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, an ninh quốc phòng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì được miễn các điều kiện về thời gian đó thường trú ở Việt Nam, biết tiếng Việt và khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam (điểm a, b khoản 1 điểm 9 NĐ số 104/1998/NĐ-CP)
3. Thủ tục:
Người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định. Kèm theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có các giấy tờ sau đây :
a) Bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế, kể cả của con chưa thành niên, nếu đồng thời xin nhập quốc tịch cho người đó;
Trong trường hợp không có bản sao Giấy khai sinh và càng không có giấy tờ hợp lệ thay thế, thì người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể làm Tờ tường trình về việc thất lạc Giấy khai sinh, trong đó ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh; họ tên bố, mẹ, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đương sự cư trú và chứng nhận của 02 người làm chứng biết rõ sự việc.
b) Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định;
c) Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú, cấp; trong trường hợp đương sự không thường trú ở Việt Nam thì nộp phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà đương sự là công dân hoặc thường trú, cấp;
d) Giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt, bao gồm cả hiểu biết về văn hóa, lịch sử và pháp luật của Việt Nam do một trong các Trường Đại học Khoa học xã hội – nhân văn tại Việt Nam cấp; ngoài ra người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể nộp bản sao một trong các văn bằng, chứng chỉ sau đây: Bằng tốt nghiệp các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp hoặc Trung học phổ thông của Việt Nam; Bằng tốt nghiệp Khoa tiếng Việt của một trường đại học của nước ngoài.
e) Giấy xác nhận về thời gian đó thường trú liên tục ở Việt Nam do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp xã), nơi đương sự thường trú, cấp; nếu trước đây đương sự thường trú ở địa phương khác, thì cần phải có giấy xác nhận về thời gian đó thường trú do ủy ban nhân dân cấp xã của địa phương đó cấp;
f) Giấy xác nhận về chỗ ở, việc làm, thu nhập hợp pháp hoặc tình trạng tài sản tại Việt Nam do ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự thường trú, cấp;
g) Bản cam kết về việc từ bỏ quốc tịch nước ngoài (nếu có) khi được nhập quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp mặc nhiên mất quốc tịch nước ngoài khi được nhập quốc tịch Việt Nam thì Bản cam kết trên được thay bằng giấy xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà đương sự là công dân về việc pháp luật của nước đó quy định mặc nhiên mất quốc tịch trong trường hợp này.
Trong trường hợp đặc biệt, khi người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài của họ, thì không phải nộp giấy tờ quy định tại điểm này, nhưng phải làm đơn xin giữ quốc tịch nước ngoài theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định; trong đơn phải nêu rõ lý do xin giữ quốc tịch nước ngoài và cam kết việc giữ quốc tịch nước ngoài không cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam.
- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam; tên gọi Việt Nam phải được ghi rõ trong đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam và các giấy tờ kèm theo của người nước ngoài thường trú tại Việt Nam phải được lập thành 04 bộ hồ sơ; đối với người nước ngoài không thường trú ở Việt Nam trong trường hợp cá biệt khi việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ có lợi đặc biệt cho sự pháp triển kinh tế, xã hội, khoa học, an ninh quốc phòng của Việt Nam thi chỉ cần lập thành 03 bộ hồ sơ.
Người được miễn, giảm điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì không phải nộp các giấy tờ tương ứng quy định trên đây, nhưng phải nộp các giấy tờ chứng minh phù hợp với các điều kiện được miễn.
4. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ:
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi người đó cư trú; nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ tại Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam theo phạm vi địa bàn mà cơ quan đó phụ trách.
5. Thời hạn giải quyết:
- Đối với hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp thì trong thời hạn là 5 tháng, đương sự sẽ nhận được Giấy xác nhận về việc đã hoàn tất hồ sơ để người đó là thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài của họ. Trong trường hợp đặc biệt thì thời hạn này là 6 tháng 15 ngày.
- Đối với hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp tại cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam thì trong thời hạn là 4 tháng, đương sự sẽ nhận được Giấy xác nhận về việc đã hoàn tất hồ sơ để người đó là thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài của họ. Trong trường hợp đặc biệt thì thời hạn này là 5 tháng 15 ngày.
6. Từ chối việc cho nhập quốc tịch Việt Nam:
- Trong trường hợp Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận đương sự chưa có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, Cơ quan ngoại giao, Lãnh sự hoặc Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho đương sự biết; nếu đương sự không nhất trí với kết luận đó, thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
7. Lệ Phí
- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải nộp một khoản lệ phí là 2.000.000đ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ (điểm II Thông tư số 08/1998/BTC-BTP-BNG ngày 31/12/1998 của Bộ Tài Chính-Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao)
- Các đối tương sau đây được miễn nộp lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam (điểm I mục 2 Thông tư số 08/1998/BTC-BTP-BNG ngày 31/12/1998 của Bộ Tài Chính-Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao)
+ Người có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam
+ Người thuộc diện việc nhập, việc trở lại quốc tịch Việt Nam là có lợi cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thủ tục này khi thực hiện ở Việt Nam khá phức tạp, khách hàng có thể tham khảo thủ tục đơn giản tại “Hướng Dẫn Thủ Tục Đăng Ký Giữ Quốc Tịch Việt Nam” tại Quốc Gia mà Khách Hàng đang mang quốc tịch.
IV. Thủ tục thôi Quốc tịch Việt Nam
Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.
1. Những trường hợp chưa được thôi quốc tịch Việt Nam(điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam)
- Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc một nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc công dân Việt Nam;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Chưa chấp hành xong bản án, quyết định của Toà án Việt Nam.
2. Những trường hợp không được thôi quốc tịch Việt Nam(điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam)
- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
- Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân không được thôi quốc tịch Việt Nam
3. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ :
Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi người đó cơ trú; nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ tại Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam theo phạm vi địa bàn mà cơ quan đó phụ trách.
4. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam (điều 20 NĐ 104/1998/NĐ-CP)
Công dân Việt Nam xin thôi quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định.
- Kèm theo đơn xin thôi quốc tịch của công dân Việt Nam thường trú ở trong nước phải có các giấy tờ sau đây :
a) Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định;
b) Bản sao giấy tờ tùy thân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác chứng minh đương sự đang có quốc tịch nước ngoài (đối với người đang có quốc tịch nước ngoài); Giấy xác nhận hoặc bảo đảm về việc người đó sẽ được nhập quốc tịch nước ngoài (đối với người đang xin nhập quốc tịch nước ngoài), trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;
c) Giấy xác nhận không nợ thuế đối với Nhà nước do Cục thuế, nơi đương sự thường trú, cấp;
d) Đối với người trước đây là cán bộ, công chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân đó về hưu, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ chưa quá 05 năm, thì cần phải nộp giấy của cơ quan đó quyết định hưu trí, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ, xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam;
e) Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú, cấp;
f) Giấy xác nhận của Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi đương sự thường trú, về việc đó bồi hoàn chi phí đào tạo cho Nhà nước, nếu đương sự đó được đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp hoặc sau đại học bằng kinh phí của Nhà nước, kể cả kinh phí do nước ngoài tài trợ.
- Kèm theo đơn xin thôi quốc tịch của công dân Việt Nam thường trú ở nước ngoài phải có các giấy tờ quy định tại các điểm a, b và e. Trường hợp này, giấy tờ quy định tại điểm e, do Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam phụ trách địa bàn, nơi đương sự thường trú, cấp.
- Đơn xin thôi quốc tịch và các giấy tờ kèm theo của công dân Việt Nam thường trú ở trong nước phải được lập thành 04 bộ hồ sơ; thường trú ở nước ngoài phải đựơc lập thành 03 bộ hồ sơ.
5. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 3 tháng hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của đương sự sẽ được trình lên Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Trong trường hợp đặc biệt thì thời hạn trên là 4 tháng
6. Từ chối việc cho thôi quốc tịch Việt Nam
- Trong trường hợp Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận đương sự chưa đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam, Cơ quan ngoại giao, Lãnh sự hoặc Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho đương sự biết; nếu đương sự không nhất trí với kết luận đó, thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
7. Lệ phí: (điểm II Thông tư số 08/1998/BTC-BTP-BNG ngày 31/12/1998 của Bộ Tài Chính-Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao)
Người xin thôi quốc tịch Việt Nam phải nộp một khoản lệ phí là 2.000.000đ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”
Kết Hôn Người Nước Ngoài
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Mỗi bên phải tuân thủ các điều kiện kết hôn của nước mình, trong trường hợp muốn kết hôn tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam về các điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn quy định tại điều 9, điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
I. Điều kiện kết hôn:
Mỗi bên phải tuân thủ các điều kiện kết hôn của nước mình, trong trường hợp muốn kết hôn tại các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam về các điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn quy định tại điều 9, điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
II. Hồ sơ đăng ký kết hôn gồm:
* Đối với người Việt Nam:
Hồ sơ gồm:
- Tờ khai đăng ký kết hôn
- Giấy xác nhận tình về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá 06 tháng (tính đến ngày nhận đơn)
- Giấy xác nhận của Cơ quan y tế có thẩm quyền (không quá 6 tháng tính đến ngày nhận đơn) xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
- Bản sao công chứng CMND
- Bản sao công chứng sổ hộ khẩu
- Lý lịch cá nhân
* Đối với người nước ngoài:
Hồ sơ gồm:
- Giấy xác nhận tình về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp trong thời hạn không quá 06 tháng (tính đến ngày nhận đơn)
- Giấy xác nhận của Cơ quan y tế có thẩm quyền (không quá 6 tháng tính đến ngày nhận đơn) xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình
- Thẻ thường trú, tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú ở VN
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư
(Các giấy tờ này đều phải được hợp pháp hóa lãnhsự)
Giấy tờ theo quy định trên được lập thành 02 bộ nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam; 01 bộ nếu thực hiện đăng ký kết hôn tại Cơ quan ngoại giao, lãnh sự. Các giấy tờ theo quy định của người nước ngoài đều phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
III. Thẩm quyền và thủ tục ĐKKH:
1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn:
Việc đăng ký kết hôn giữa người Việt Nam với người nước ngoài có thể được thực hiện tại Việt Nam hoặc tại Đại sứ quán, lãnh sự quán tại nước tiếp nhận cư trú của công dân Việt nam với người nước ngoài cư trú tại nước đó, cụ thể
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau.
- Uỷ ban nhân cấp xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.
- Cơ quan đại diện Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện đăng ký việc kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài.
2. Trình tự thủ tục:
- Hồ sơ ĐKKH được nộp tại Sở Tư pháp hoặc Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt nam
- Thời hạn giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam là 30 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể trường hợp hồ sơ phải điều tra xác minh).
IV. Dịch vụ của Công ty tư vấn luật, Trí Tuệ Luật về thủ tục đăng ký kết hôn:
- Tư vấn điều kiện pháp lý để có thể kết hôn với người nước ngoài;
- Soạn thảo đơn và các tài liệu liên quan nhằm hoàn thiện hồ sơ kết hôn có yếu tố nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật;
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ và theo dõi quá trình tiếp nhận, kiểm tra đánh giá của cơ quan có thẩm quyền;
- Đại diện giao dịch với cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc kết hôn với người nước ngoài.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”
Thủ Tục Nhận Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài:
(Theo Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ và Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP)
I. Hồ sơ của người xin nhận con nuôi gồm các giấy tờ sau:
1) Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định;
2) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú;
3) Giấy phép còn giá trị do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp, cho phép người đó nhận con nuôi. Nếu nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú không cấp loại giấy phép này thì thay thế bằng giấy tờ có giá trị tương ứng hoặc giấy xác nhận có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định nước đó;
4) Bản điều tra về tâm lý, gia đình, xã hội của người xin nhận con nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp;
5) Giấy xác nhận do tổ chức y tế có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú hoặc tổ chức y tế của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó có đủ sức khỏe, không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, không mắc bệnh truyền nhiễm;
6) Giấy tờ xác nhận về tình hình thu nhập của người xin nhận con nuôi, chứng minh người đó bảo đảm việc nuôi con nuôi;
7) Phiếu lý lịch tư pháp của người xin nhận con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ;
8) Bản sao giấy chứng nhận kết hôn đối với người xin nhận con nuôi, trong trường hợp người xin nhận con nuôi là vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân;
9) Người xin nhận con nuôi là người nước ngoài thường trú ở nước ngoài mà nước đó chưa ký hiệp định con nuôi với Việt Nam thì phải có giấy tờ phù hợp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước nơi người đó thường trú cấp để chứng minh nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp hợp sau đây:
a) Có thời gian công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 06 thang trở lên;
b) Có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam;
c) Có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin nhận làm con nuôi hoặc đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận làm con nuôi.
(Quy định tại điều 41 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP).
II. Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi gồm các giấy tờ sau đây:
1) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy khai sinh của trẻ em;
2) Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi có chữ ký của những người có quyền sau đây:
- Người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam tự nguyện đồng ý cho trẻ em đang sống ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi. Trong trường hợp trẻ em còn cha đẻ, mẹ đẻ thì phải có giấy tự nguyện đồng ý của cha đẻ, mẹ đẻ cho con làm con nuôi, trừ trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có cha, mẹ là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc khi đưa trẻ em này vào cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, cha, mẹ đẻ của trẻ em này đã có giấy tự nguyện đồng ý cho con làm con nuôi;
- Cha đẻ, mẹ đẻ tự nguyện đồng ý cho con đang sống tại gia đình làm con nuôi. Nếu cha hoặc mẹ đẻ của trẻ em đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần sự đồng ý của người kia. Trong trường hợp cả cha và mẹ đẻ của trẻ em đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tự nguyện đồng ý của người giám hộ của trẻ em đó;
- Đối với trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên thì phải có giấy đồng ý làm con nuôi của trẻ em đó (có thể ghi chung vào giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi).
3) Giấy xác nhận của Tổ chức y tế từ cấp huyện trở lên, xác nhận về tình trạng sức khỏe của trẻ em;
4) Hai ảnh màu của trẻ em, chụp toàn thân cỡ 10 x 15 cm hoặc 9 x 12 cm.
(Quy định tại Điều 44 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP).
Hồ sơ lập thành 04 bộ và nộp cho Sở Tư pháp Thành phố (số 141–143 Pasteur, quận 3, TP. Hồ Chí Minh).
Ghi chú:
1) Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi còn phải có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng, biên bản bàn giao trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng và giấy tờ tương ứng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đối với trẻ em bị bỏ rơi, phải có bản tường trình sự việc của người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi; biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi (có xác nhận của cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương); giấy tờ chứng minh đã thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (từ cấp tỉnh trở lên) về việc trẻ em bị bỏ rơi sau 30 ngày mà không có thân nhân đến nhận;
- Đối với trẻ em mồ côi, phải có bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ của trẻ em đó;
- Đối với trẻ em có cha. mẹ là người mất năng lực hành vi dân sự, phải có bản sao được công chứng quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên bố cha, mẹ đẻ của trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự.
2) Đối với trẻ em đang sống tại gia đình, ngoài các giấy tờ quy định nêu trên, còn phải có bản sao được công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng trẻ em.
3) Đối với trẻ em khuyết tật, tàn tật, nạn nhân của chất độc hóa học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác thì phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế và các quy định pháp luật khác có liên quan; đối với trẻ em mất năng lực hành vi dân sự thì phải có bản sao được công chứng quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên bố trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự.
4) Các văn kiện bằng tiếng nước ngoài phải nộp 01 bản chính, kèm bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận chứng thực theo quy định.
- Văn kiện được cấp từ nước ngoài do cơ quan lãnh sự Việt Nam tại nước đó hợp pháp hóa.
- Văn kiện được cấp từ các cơ quan Đại diện ngoại giao của nước ngoài đang trú đóng tại Việt Nam thì do Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan Ngoại vụ được Bộ Ngoại giao Việt Nam ủy nhiệm hợp pháp hóa.
- Trường hợp văn kiện được cấp từ nước ngoài đã mang về Việt Nam nhưng chưa được hợp pháp hóa, thì văn kiện này phải thông qua cơ quan Ngoại giao của nước họ đang trú đóng tại Việt Nam thị thực. Sau đó Bộ Ngoại giao Biệt Nam ủy nhiệm hợp pháp hóa.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”
Đăng ký thẻ ABTC (dành cho doanh nhân Apec)
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nếu là doanh nhân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm chức vụ hoặc là doanh nhân làm việc tại doanh nghiệp do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập hoặc trực tiếp quản lý.
A. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CẤP THẺ ABTC:
1. Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp Nhà nước: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc), Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách các bộ phận chuyên môn, Kế toán trưởng và Trưởng, Phó các Phòng chuyên môn có tham gia trực tiếp đến việc thương thảo và ký kết hợp đồng với các đối tác của các nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên thuộc APEC đã tham gia chương trình thẻ ABTC.
2. Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công ty TNHH, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc), Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách các bộ phận chuyên môn, Kế toán trưởng và Trưởng phòng chuyên môn (bao gồm công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân), Chủ nhiệm hợp tác xã và Chủ tịch Ban quản trị hợp tác xã có tham gia trực tiếp đến việc thương thảo và ký kết hợp đồng với các đối tác của các nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên thuộc APEC đã tham gia chương trình thẻ ABTC.
3. Công chức, viên chức các cơ quan Sở, ban, ngành thuộc thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động kinh tế khác của APEC.
B. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Bước 1- Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật:
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- 01 tờ khai đề nghị cấp thẻ (theo mẫu), có dán ảnh đóng dấu giáp lai và có xác nhận của Thủ trưởng doanh nghiệp hoặc cơ quan tổ chức cán bộ các ngành kinh tế, quản lý nhà nước chuyên ngành về các hoạt động doanh nghiệp trực tiếp quản lý doanh nhân.
- 04 ảnh cỡ 3x4cm, nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần (01 ảnh dán vào tờ khai có đóng dấu giáp lai của doanh nghiệp hoặc cơ quan trực tiếp quản lý doanh nhân và 03 ảnh để rời).
- Văn bản cho phép sử thẻ ABTC của cấp có thẩm quyền, cụ thể:
+ Văn bản của Thủ tướng Chính phủ nếu là doanh nhân do Thủ tướng bổ nhiệm chức vụ hoặc trực tiếp quản lý;
+ Văn bản của Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ (hoặc cấp tương đương), nếu là doanh nhân do Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ (hoặc cấp tương đương), bổ nhiệm chức vụ hoặc là doanh nhân làm việc tại doanh nghiệp do cơ quan cấp Bộ (hoặc cấp tương đương) ra quyết định thành lập hoặc trực tiếp quản lý.
+ Văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nếu là doanh nhân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm chức vụ hoặc là doanh nhân làm việc tại doanh nghiệp do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập hoặc trực tiếp quản lý.
Bước 2- Nộp hồ sơ và nộp lệ phí.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
Bước 3- Nhận thẻ ABTC:
* Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
SỐ LƯỢNG HỒ SƠ:
Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đề nghị cấp thẻ ABTC (mẫu TK15)
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
THỜI HẠN GIẢI QUYẾT:
21 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
LỆ PHÍ: Lệ phí (nếu có): Thẻ ABTC cấp lần đầu: 1.200.000 đ (một triệu hai trăm nghìn đồng)
Công ty tư vấn luật, Trí Tuệ Luật: 1000 USD
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”
Tư Vấn Xây dựng Quy Chế Quản Lý Nhân Sự, Chính Sách Tiền Lương, Tiền Thưởng
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế nước ta, quan hệ lao động càng được pháp luật Việt nam bảo vệ. Một mặt, pháp luật lao động quy định các quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn, nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động. Mặt khác, pháp luật lao động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đồng thời cũng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định, đạt năng suất, chất lượng lao động và tiến bộ xã hội.
Trên thực tế, do nhiều lý do khác nhau, quan hệ lao động không phải lúc nào cũng được xây dựng trên sự bình đẳng, đúng pháp luật... Vẫn có nhiều vi phạm quyền lợi của các bên tham gia, bởi vậy các bất đồng, tranh chấp dễ phát sinh. Công ty tư vấn pháp luật, Trí Tuệ Luật là sự kết hợp độc đáo giữa kế toán trưởng, kiểm toán viên, chuyên viên về thuế và các luật sư giỏi.
Quy chế quản lý nhân sự, chính sách tiền lương, tiền thưởng
Quy chế quản lý về nhân sự là sự thể hiện những quy định cụ thể về tiền lương, tiền thưởng, đây là quy chế nằm trong hệ thống quy chế của Công ty tư vấn luật, Trí Tuệ Luật đang cung cấp cho các khách hàng;
Quy chế quản lý nhân sự và chính sách tiền lương tiền thưởng đang cung cấp cho các khách hàng; cung cấp có cơ sở pháp lý dựa trên các văn bản sau:
- Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn ban hành
- Bộ Luật Lao động của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23/6/1994;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 02/4/2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Quy chế quản lý nhân sự và chính sách tiền lương, tiền thưởng còn căn cứ vào những yếu tố nội tại của doanh nghiệp:
- Điều lệ của doanh nghiệp;
- Quy chế tổ chức quản lý và quan hệ điều hành của doanh nghiệp;
- Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh cụ thể và các yếu tố đặc thù của mỗi doanh nghiệp;
Phạm vi điều chỉnh của quy chế quản lý nhân sự và chính sách tiền lương tiền thưởng :
- Công tác tuyển dụng và quản lý nhân sự của doanh nghiệp;
- Công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng công tác của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp;
- Chính sách tiền lương và các chính sách phụ cấp, đãi ngộ đối với người lao động nhằm nâng cao sự gắn bó giữa các cán bộ, nhân viên với sự nghiệp lâu dài của doanh nghiệp;
- Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong Công ty;
Công ty tư vấn luật, Trí Tuệ Luật sẽ mang đến cho quý khách hàng những giải pháp tối ưu về các chính sách nhân sự, tiền lương, tiền thưởng,với đội ngũ nhân viên, cộng tác viên chuyên nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm trong quản lý.
Xây dựng Quy chế tiền lương
1- Tại sao phải xây dựng cơ chế trả lương?
2- Các vấn đề cần xem xét trong việc xây dựng cơ chế trả lương
Quy định của pháp luật:
Tìm hiểu và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về các vấn đề lao động trước khi xây dựng cơ chế trả lương là việc làm bắt buộc. Doanh nghiệp cần lưu ý đến các vấn đề như mức lương tối thiểu Nhà nước quy định hợp đồng và lương thử việc, lương thời vụ, lương trong kỳ thai sản, ốm đau, nghỉ việc...
Chính sách phát triển nhân lực của Công ty. Bạn phải xác định rõ được doanh nghiệp cần những loại lao động nào và bao nhiêu? Doanh nghiệp cần họ cống hiến cái gì và như thế nào? Và bạn sẽ làm gì để có?
Tính chất đặc thù công việc và mức độ ưu tiên đối với các vị trí chức danh:
Hãy liệt kê và sơ bộ phân loại lao động trong doanh nghiệp theo đặc thù công việc và yêu cầu năng lực, trình độ khác nhau. Loại lao động hay nhóm vị trí chức đanh nào là then chốt trong doanh nghiệp, chịu sự cạnh tranh lớn nhất từ thị trường lao động và cần có mức độ ưu tiên thích đáng. Tuy nhiên, dù lương cao nhưng nếu trả lương cào bằng, không gắn với tính chất công việc, mục tiêu và kết quả lao động thì lại không phát huy hiệu quả, thậm chí phản tác dụng. Việc phân loại lao động thành các nhóm có vị trí, tính chất công việc. mức độ trách nhiệm khác nhau để trả lương sẽ giúp bạn trong việc xác lập nên một cơ chế trả lương công bằng hơn.
Cách thức tính trả lương.
Tuỳ thuộc vào đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn lựa chọn cách thức trả lương cứng hay khoán, hoặc đồng thời cả hai. Lương cứng là số tiền cố định mà doanh nghiệp trả cho người lao động hàng tháng tương ứng với vị trí chức danh công việc. Lương khoán là số tiền người lao động được hưởng trên khối lượng, số lượng và chất lượng công việc hoàn thành. Lương khoán có thể theo thời gian (giờ), hay trên đơn vị sản phẩm, hoặc trên doanh thu, thậm chí là lãi gộp trong tháng. Mỗi cách trả lương đều có ưu điểm riêng. Lương cứng đảm bảo cho người lao động cảm thấy yên tâm và ổn định trong công việc và cuộc sống, từ đó họ có thể toàn tâm, toàn ý với công việc. Lương khoán lại tạo ra động lực khuyến khích, phát huy tối đa năng lực của từng người, đo đếm dễ dàng và gắn liền với kết quả lao động thông qua căn cứ khoán. Thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên áp đụng cả hai cách trả lương này.
Quan điểm và ý kiến của người lao động:
Khả năng chi trả của doanh nghiệp: Vấn đề cuối cùng bạn cần xem xét là khả năng chi trả của doanh nghiệp. Lương là một bộ phận chi phí cơ bản ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Bạn cần tính toán tỷ lệ tiền lương hợp lý trên doanh thu kế hoạch để vừa đảm bảo trả lương đủ và khuyến khích được người lao động, vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Cũng cần lưu ý, không phải lúc nào việc có lãi hay không và lãi bao nhiêu cũng là cơ sở đề trả lương. Nếu dự án kinh doanh của bạn đang trong giai đoạn bắt đầu thì sao?
3- Các bước xây dựng Quy chế trả lương
Bước 1: Xác định đơn giá và Quỹ tiền lương kế hoạch cả năm.
Bạn cần dự báo doanh nghiệp cần phải chi bao nhiêu cho tiền lương và tỷ lệ trên doanh thu là bao nhiêu và đó chính là đơn giá tiền lương trong năm. Đơn giá này sẽ là cơ sở để bạn xác định lương cơ bản cho các nhóm chức danh, căn cứ để tính lương khoán trên doanh thu hay đơn vị sản phẩm.
Bước 2: Xây dựng hệ thống chức danh và hệ số dãn cách
Bước 3: Xác định cách thức tính trả lương đến từng lao động
Với mỗi loại tính chất lao động, với mỗi bộ phận trong doanh nghiệp mà bạn có thể áp dụng một cách tính trả lương cho phù hợp. Lương cố định có thể áp dụng cho các vị trí hành chính, lương khoán áp dụng cho những vị trí trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc tạo ra doanh thu. Cũng có thể áp dụng cả hai cách tính lương, tức là vừa có phần lương cố định vừa có phần lương khoán nhằm tận dụng ưu điểm của cả hai hình thức.
Trả lương khoán có nhiều phương pháp, có thể trả trên kết quả khối lượng sản phẩm hoặc doanh thu trực tiếp cá nhân hoặc nhóm thực hiện, cũng có thể trên hệ số hoặc số điểm chức danh, cho bộ phận trực tiếp và gián tiếp sản xuất.
Điều cần lưu ý trong việc trả lương khoán hay còn gọi là trả lương theo kết quả công việc hoàn thành là bạn phải xác định một tỷ lệ hay đơn giá khoán phù hợp, có tính khuyến khích và đảm bảo thu nhập cho người lao động. Bạn cũng nên đặt ra các mức hoàn thành công việc khác nhau, và ở mỗi mức cao hơn sẽ có tỷ lệ khoán thưởng bổ sung nhằm phát huy tối đa năng lực và khuyến khích người lao động đạt được thành tích cao hơn trong công việc.
Bước 4: Xây dựng hệ thống đánh giá hoàn thành công việc, khen thưởng xử phạt.
Đảm bảo tính khuyến khích và công bằng trong quy chế trả lương bạn cần xây dựng các tiêu chuẩn hoàn thành công việc, đặc biệt đối với những vị trí lao động ở khối văn phòng gián tiếp sản xuất. Việc này đòi hỏi bản mô tả công việc được xây dựng tương đối sát với thực tế, công tác lập và giám sát kế hoạch làm việc ở từng bộ phận, cá nhân được thực hiện triệt đế và nghiêm túc.
Mức độ hoàn thành công việc có thể được quy đổi thành các mức hệ số như 0,8 - 0,9 và tối đa là 1,0 tương ứng với loại lao động A, B, C. Một cách khác là căn cứ trên những lỗi sai phạm trong công việc như chất lượng, số lượng hoặc tiến độ hoàn thành công việc mà có điểm giảm trừ tương ứng.
Bước 5. Quy định về thời điểm và quy trình tính trả lương và các chính sách lương đặc biệt.
Người lao động cần được biết rõ về quy trình tính lương và thời điểm họ được trả lương hàng tháng. Bên cạnh đó, quy chế cần xác định rõ các trường hợp trả lương khi người lao động được công ty cử đi học, lương làm thêm giờ, lương trong thời kỳ thai sản đối với lao động nữ…
Bước 6. Ban hành, áp dụng và liên tục đánh giá, sửa đổi, bổ sung Quy chế
Quy chế cần được viết ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Trước khi ban hành chính thức, Bạn cần họp phổ biến và lấy ý kiến của người lao động. Ở nhiều doanh nghiệp, ai nhận được gì và tại sao chính là nguyên nhân gây ra sự bất bình, đồn đại, mâu thuẫn và mất đoàn kết. Cơ chế lương càng rõ ràng, minh bạch thì tinh thần và động lực của nhân viên càng cao. Đừng giữ bí mật quy chế lương hoặc viết đánh đố người đọc. Mức trả cho mỗi người là bí mật nhưng cách tính lương của bạn phải rõ ràng và dễ hiểu. Người lao động cần biết bạn trả lương cho họ như thế nào. Mỗi người lao động trong Công ty phải biết rõ cách tính lương cho cá nhân, bộ phận mình. những chính sách khuyến khích, đãi ngộ của Công ty. Sau khi áp đụng, bạn luôn nhớ rằng cơ chế hoặc chính sách trả lương không thể là bất biến mà nó cần liên tục được xem xét, đánh giá và sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh kinh doanh và những yêu cầu mới
Ở bước này, bạn cần liệt kê và nhóm các công việc có cùng tính chất, mức độ phức tạp và trách nhiệm thành một nhóm chức đanh. Việc này đòi hỏi cần có bản mô tả công việc và yêu cầu chi tiết cho từng vị trí chức danh theo các nhóm yếu tố cơ bản, ví dụ như:
Trình độ đào tạo, kinh nghiệm chuyên môn, kiến thức và kỹ năng cần có để thực hiện công việc. Tính trách nhiệm và áp lực trong các công việc thực tế đảm nhận. Trên cơ sở những yếu tố này, bạn xác định hệ số hoặc số điểm tương ứng với mỗi chức danh. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng đến hệ số dãn cách giữa các vị trí chức danh sao cho đảm bảo sự hợp lý giữa người cao nhất và thấp nhất trong công ty và các vị trí liền kề. Với kinh nghiệm của một nhà tư vấn chuyên nghiệp chúng tôi xin đưa ra một số điểm cần chú ý cho việc xây dựng quy chế lương trong nghiệp của bạn. Bạn cần cụ thể hóa cơ chế trả lương bằng văn bản, công bố và áp dụng trong doanh nghiệp. Văn bản này thường được gọi là Quy chế trả lương hay quy chế tiền lương trong doanh nghiệp. Các bước xây đựng nên được tiến hành theo một trình tự như sau: Thông qua trưng cầu ý kiến của người lao động, bạn có thể biết được ưu, nhược điểm của cơ chế trả lương hiện tại và những vấn đề cần khắc phục. Bạn có thể nắm rõ mong muốn nguyện vọng và quan điểm của họ về tính hợp lý, sự công bằng trong cách tính lương trong doanh nghiệp mình… Điều này, giúp bạn tránh được những sai lầm mang tính chủ quan, áp đặt. Mặt khác, làm cho người lao động cảm thấy được tôn trọng và việc trả lương là do chính họ xây dựng và quyết định. Mặt bằng lương chung của xã hội của ngành và khu vực. Doanh nghiệp không chỉ chịu sức ép cạnh tranh về đầu ra của sản phẩm, dịch vụ mà còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các yếu tố đầu vào mà nhân lực luôn luôn là yếu tố quan trọng nhất. Bạn phải xác định được mặt bằng mức lương bình quân của các vị trí lao động trong cùng ngành và trong cùng khu vực địa lý. Điều này giúp bạn đưa ra được các mức tiền lương cạnh tranh, có khả năng thu hút và lưu giữ nhân viên cho doanh nghiệp của bạn. Cơ chế trả lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động trong doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố quan trọng khác như ngành nghề, uy tín của doanh nghiệp, môi trường làm việc này cơ hội thăng tiến... Một cơ chế trả lương phù hợp có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì được những cán bộ, nhân viên giỏi.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”