Thủ tục hồi hương, trở lại, thôi, nhập quốc tịch Việt Nam
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam: Người đó mất quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp: Được thôi quốc tịch Việt Nam; Bị tước quốc tịch Việt Nam; Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia
I. Thủ tục trở lại Quốc tịch Việt Nam
1. Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam:
Người đó mất quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp: Được thôi quốc tịch Việt Nam; Bị tước quốc tịch Việt Nam; Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; Trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19, Điều 26 và Điều 28 của Luật quốc tịch Việt Nam (điều 23 Luật quốc tịch Việt Nam) thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Xin hồi hương về Việt Nam;
+ Có vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam;
+ Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
+ Có lợi cho Nhà nước Việt Nam.
- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
2. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ:
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi người đó cơ trú; nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ tại Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam theo phạm vi địa bàn mà cơ quan đó phụ trách.
3. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam (điều 13 NĐ 104/1998/NĐ-CP)
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định. Kèm theo đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải có các giấy tờ sau đây :
+ Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định;
+ Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà đương sự là công dân hoặc thường trú, cấp;
+ Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự đó từng có quốc tịch Việt Nam.
Ngoài các giấy tờ quy định trên đương sự cầng phải nộp một trong các giấy tờ sau đây:
+ Giấy xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoặc của ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài về việc đương sự đó nộp đơn xin hồi hương về Việt Nam;
+ Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự có vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam;
+ Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh đương sự đó được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý hoặc xác nhận đương sự có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
+ Giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh việc trở lại quốc tịch Việt Nam của đương sự sẽ có lơị cho sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, an ninh quốc phòng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây và ghi rõ trong đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam; nếu muốn thay đổi tên thì phải nêu rõ lý do.
- Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam và các giấy tờ kèm theo của người thường trú tại Việt Nam phải được lập thành 04 bộ hồ sơ; thường trú ở nước ngoài phải được lập thành 03 bộ hồ sơ.
4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 3 tháng sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam của đương sự sẽ được trình lệ Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Trong trường hợp đặc biệt thì thời hạn trên là 4 tháng.
5. Từ chối việc cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
- Trong trường hợp Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận đương sự chưa đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam, Cơ quan ngoại giao, Lãnh sự hoặc Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho đương sự biết; nếu đương sự không nhất trí với kết luận đó, thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
6. Lệ Phí (điểm II Thông tư số 08/1998/BTC-BTP-BNG ngày 31/12/1998 của Bộ Tài Chính-Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao)
Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải nộp một khoản lệ phí là 2.000.000đ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
II. Thủ tục hồi hương
Dành cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) theo quyết định số 875/TTg ngày 21/11/1996 của Thủ Tướng Chính phủ.
A.THỦ TỤC :
I. ĐỐI VỚI NGƯỜI XIN HỒI HƯƠNG :
1./ 02 đơn xin hồi hương (dán 02 ảnh cỡ 4x 6cm)
2./ 02 bản sao hộ chiếu hoặc các giấy tờ thay thế hộ chiếu
3./ 02 bản sao thị thực (visa) hoặc giấy miễn thị thực nhập cảnh, phiếu nhập xuất cảnh.
4./ 02 bản lý lịch: khai rõ từ thời gian nào, làm việc gì và ngụ ở đâu ?
5./ 02 giấy cam kết đồng ý cho hồi hương. (trường hợp vợ hoặc chồng là “Người nước ngoài”)
6./ 02 giấy chứng minh khả năng bảo đảm cuộc sống khi hồi hương.
II. ĐỐI VỚI NGƯỜI BẢO LÃNH :
1./ 02 giấy bảo lãnh: (mẫu HH2) có xác nhận của UBND phường, xã nơi người bảo lãnh thường trú. Người bảo lãnhphải đủ 18 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM và có mối quan hệ là: cha mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột, cháu ruột, cậu, dì, chú, bác …ruột) với người xin hồi hương.
2./ 02 bản khai sơ yếu lý lịch: khai rõ quá trình học tập, làm việc từ năm 6 tuổi cho đến nay, từ thời gian nào đến thời gian nào?, làm việc gì và cư ngụ ở đâu(ghi địa chỉ nơi cư trú của từng thời gian tương ứng)có xác nhận của UBND phường, xã nơi thường trú.
3./ 02 giấy khai sinh: Nếu không có giấy khai sinh phải có đơn giải trình về mối quan hệ cùng dòng tộc, huyết thống (đơn giải trình phải do UBND hoặc công an phường, xã xác nhận đúng mối quan hệ đã giải trình).
4./ 02 bản sao hộ khẩu thường trú, chứng minh nhân dân.
5./ 02 bản sao giấy chủ quyền nhà ở hợp pháp hoặc các giấy tờ khác có liên quan đến nhà ở…có xác nhận của UBND phường, xã nơi thường trú (nhà không tranh chấp, không giải tỏa).
6./ 02 giấy tờ chứng minh khả năng tài chính đảm bảo cuộc sống cho người hồi hương.
Một số điểm cần lưu ý khi lập hồ sơ hồi hương :
Vui lòng ghi đầy đủ rõ ràng từng mục trong đơn xin hồi hương và giấy bảo lãnh theo hướng dẫn sau:
- Mục số 5 : ghi rõ địa chỉ ở nước ngoài, số điện thoại liên lạc ở VN.
- Mục số 6 : khai quốc tịch hiện nay: Việt Nam hoặc mang hộ chiếu của quốc gia nào đang sử dụng .
- Mục số 7 : ghi rõ số hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu.
- Mục số 13 : ghi rõ lý do đi ra nước ngoài (như xuất cảnh diện đoàn tụ hoặc du học, di tản năm 1975, đi bán chính thức, vượt biên v.v…).
- Mục số 15 : ghi đủ cha, mẹ, vợ, chồng, con. Khai đủ, rõ ràng họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, lý do đi ra nước ngoài, đi năm nào? và ở đâu?
- Mục số 17 : a)- ghi rõ họ tên thân nhân, quan hệ…cung cấp nhà ở.
b)- ghi rõ do thân nhân (họ tên và quan hệ) nào có khả năng bảo đảm cuộc sống và ghi rõ tự bản thân sau khi được hồi hương sẽ làm gì để sinh sống.
B. THỜI GIAN TRẢ KẾT QUẢ: 04 tháng kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
III. Thủ tục nhập Quốc tịch Việt Nam
1. Điều kiện:
Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu đủ các điều kiện sau đây:
a. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b. Tuân thủ hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
c. Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam
d. Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên;
e. Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam
- Công dân nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam thì không cần giữ quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt do Chủ tịch nước quyết định.
- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
2. Trường hợp được miễn, giảm điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam.
- Công dân nước ngoài và người không quốc tịch có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có đủ các điều kiên quy định tại các điểm c, d và đ tại phần 1 nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây :
Người có chồng, vợ, cha, mẹ hoặc con là công dân Việt Nam; người có Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý do Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng hoặc có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, thì được giảm 02 năm về điều kiện thời gian đó thường trú liên tục ở Việt Nam và được miễn các điều kiện về biết tiếng Việt và khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
Trong trường hợp cá biệt, khi việc nhập quốc tịch Việt Nam của người nước ngoài sẽ có lợi đặc biệt cho sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, an ninh quốc phòng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì được miễn các điều kiện về thời gian đó thường trú ở Việt Nam, biết tiếng Việt và khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam (điểm a, b khoản 1 điểm 9 NĐ số 104/1998/NĐ-CP)
3. Thủ tục:
Người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định. Kèm theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có các giấy tờ sau đây :
a) Bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế, kể cả của con chưa thành niên, nếu đồng thời xin nhập quốc tịch cho người đó;
Trong trường hợp không có bản sao Giấy khai sinh và càng không có giấy tờ hợp lệ thay thế, thì người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể làm Tờ tường trình về việc thất lạc Giấy khai sinh, trong đó ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh; họ tên bố, mẹ, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đương sự cư trú và chứng nhận của 02 người làm chứng biết rõ sự việc.
b) Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định;
c) Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú, cấp; trong trường hợp đương sự không thường trú ở Việt Nam thì nộp phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà đương sự là công dân hoặc thường trú, cấp;
d) Giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt, bao gồm cả hiểu biết về văn hóa, lịch sử và pháp luật của Việt Nam do một trong các Trường Đại học Khoa học xã hội – nhân văn tại Việt Nam cấp; ngoài ra người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể nộp bản sao một trong các văn bằng, chứng chỉ sau đây: Bằng tốt nghiệp các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp hoặc Trung học phổ thông của Việt Nam; Bằng tốt nghiệp Khoa tiếng Việt của một trường đại học của nước ngoài.
e) Giấy xác nhận về thời gian đó thường trú liên tục ở Việt Nam do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp xã), nơi đương sự thường trú, cấp; nếu trước đây đương sự thường trú ở địa phương khác, thì cần phải có giấy xác nhận về thời gian đó thường trú do ủy ban nhân dân cấp xã của địa phương đó cấp;
f) Giấy xác nhận về chỗ ở, việc làm, thu nhập hợp pháp hoặc tình trạng tài sản tại Việt Nam do ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự thường trú, cấp;
g) Bản cam kết về việc từ bỏ quốc tịch nước ngoài (nếu có) khi được nhập quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp mặc nhiên mất quốc tịch nước ngoài khi được nhập quốc tịch Việt Nam thì Bản cam kết trên được thay bằng giấy xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà đương sự là công dân về việc pháp luật của nước đó quy định mặc nhiên mất quốc tịch trong trường hợp này.
Trong trường hợp đặc biệt, khi người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài của họ, thì không phải nộp giấy tờ quy định tại điểm này, nhưng phải làm đơn xin giữ quốc tịch nước ngoài theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định; trong đơn phải nêu rõ lý do xin giữ quốc tịch nước ngoài và cam kết việc giữ quốc tịch nước ngoài không cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam.
- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam; tên gọi Việt Nam phải được ghi rõ trong đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.
- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam và các giấy tờ kèm theo của người nước ngoài thường trú tại Việt Nam phải được lập thành 04 bộ hồ sơ; đối với người nước ngoài không thường trú ở Việt Nam trong trường hợp cá biệt khi việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ có lợi đặc biệt cho sự pháp triển kinh tế, xã hội, khoa học, an ninh quốc phòng của Việt Nam thi chỉ cần lập thành 03 bộ hồ sơ.
Người được miễn, giảm điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì không phải nộp các giấy tờ tương ứng quy định trên đây, nhưng phải nộp các giấy tờ chứng minh phù hợp với các điều kiện được miễn.
4. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ:
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi người đó cư trú; nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ tại Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam theo phạm vi địa bàn mà cơ quan đó phụ trách.
5. Thời hạn giải quyết:
- Đối với hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp thì trong thời hạn là 5 tháng, đương sự sẽ nhận được Giấy xác nhận về việc đã hoàn tất hồ sơ để người đó là thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài của họ. Trong trường hợp đặc biệt thì thời hạn này là 6 tháng 15 ngày.
- Đối với hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp tại cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam thì trong thời hạn là 4 tháng, đương sự sẽ nhận được Giấy xác nhận về việc đã hoàn tất hồ sơ để người đó là thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài của họ. Trong trường hợp đặc biệt thì thời hạn này là 5 tháng 15 ngày.
6. Từ chối việc cho nhập quốc tịch Việt Nam:
- Trong trường hợp Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận đương sự chưa có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, Cơ quan ngoại giao, Lãnh sự hoặc Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho đương sự biết; nếu đương sự không nhất trí với kết luận đó, thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
7. Lệ Phí
- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải nộp một khoản lệ phí là 2.000.000đ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ (điểm II Thông tư số 08/1998/BTC-BTP-BNG ngày 31/12/1998 của Bộ Tài Chính-Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao)
- Các đối tương sau đây được miễn nộp lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam (điểm I mục 2 Thông tư số 08/1998/BTC-BTP-BNG ngày 31/12/1998 của Bộ Tài Chính-Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao)
+ Người có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam
+ Người thuộc diện việc nhập, việc trở lại quốc tịch Việt Nam là có lợi cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thủ tục này khi thực hiện ở Việt Nam khá phức tạp, khách hàng có thể tham khảo thủ tục đơn giản tại “Hướng Dẫn Thủ Tục Đăng Ký Giữ Quốc Tịch Việt Nam” tại Quốc Gia mà Khách Hàng đang mang quốc tịch.
IV. Thủ tục thôi Quốc tịch Việt Nam
Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.
1. Những trường hợp chưa được thôi quốc tịch Việt Nam(điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam)
- Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc một nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc công dân Việt Nam;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Chưa chấp hành xong bản án, quyết định của Toà án Việt Nam.
2. Những trường hợp không được thôi quốc tịch Việt Nam(điều 24 Luật Quốc tịch Việt Nam)
- Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
- Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân không được thôi quốc tịch Việt Nam
3. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ :
Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi người đó cơ trú; nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ tại Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam theo phạm vi địa bàn mà cơ quan đó phụ trách.
4. Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam (điều 20 NĐ 104/1998/NĐ-CP)
Công dân Việt Nam xin thôi quốc tịch Việt Nam phải làm đơn theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định.
- Kèm theo đơn xin thôi quốc tịch của công dân Việt Nam thường trú ở trong nước phải có các giấy tờ sau đây :
a) Bản khai lý lịch theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định;
b) Bản sao giấy tờ tùy thân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác chứng minh đương sự đang có quốc tịch nước ngoài (đối với người đang có quốc tịch nước ngoài); Giấy xác nhận hoặc bảo đảm về việc người đó sẽ được nhập quốc tịch nước ngoài (đối với người đang xin nhập quốc tịch nước ngoài), trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;
c) Giấy xác nhận không nợ thuế đối với Nhà nước do Cục thuế, nơi đương sự thường trú, cấp;
d) Đối với người trước đây là cán bộ, công chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân đó về hưu, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ chưa quá 05 năm, thì cần phải nộp giấy của cơ quan đó quyết định hưu trí, thôi việc, nghỉ công tác hoặc giải ngũ, xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam;
e) Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nơi đương sự thường trú, cấp;
f) Giấy xác nhận của Sở Giáo dục và Đào tạo, nơi đương sự thường trú, về việc đó bồi hoàn chi phí đào tạo cho Nhà nước, nếu đương sự đó được đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp hoặc sau đại học bằng kinh phí của Nhà nước, kể cả kinh phí do nước ngoài tài trợ.
- Kèm theo đơn xin thôi quốc tịch của công dân Việt Nam thường trú ở nước ngoài phải có các giấy tờ quy định tại các điểm a, b và e. Trường hợp này, giấy tờ quy định tại điểm e, do Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam phụ trách địa bàn, nơi đương sự thường trú, cấp.
- Đơn xin thôi quốc tịch và các giấy tờ kèm theo của công dân Việt Nam thường trú ở trong nước phải được lập thành 04 bộ hồ sơ; thường trú ở nước ngoài phải đựơc lập thành 03 bộ hồ sơ.
5. Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 3 tháng hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của đương sự sẽ được trình lên Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Trong trường hợp đặc biệt thì thời hạn trên là 4 tháng
6. Từ chối việc cho thôi quốc tịch Việt Nam
- Trong trường hợp Cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận đương sự chưa đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam, Cơ quan ngoại giao, Lãnh sự hoặc Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho đương sự biết; nếu đương sự không nhất trí với kết luận đó, thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
7. Lệ phí: (điểm II Thông tư số 08/1998/BTC-BTP-BNG ngày 31/12/1998 của Bộ Tài Chính-Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao)
Người xin thôi quốc tịch Việt Nam phải nộp một khoản lệ phí là 2.000.000đ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Kết Hôn Người Nước Ngoài
- Thủ Tục Nhận Con Nuôi Có Yếu Tố Nước Ngoài
- Đăng ký thẻ ABTC (dành cho doanh nhân Apec)
- Tư Vấn Xây dựng Quy Chế Quản Lý Nhân Sự, Chính Sách Tiền Lương, Tiền Thưởng
- Đăng ký Lao động - Bảo hiểm xã hội cho Người Việt Nam
- Xin Giấy Phép Lao Động Cho Người Nước Ngoài Tại Việt Nam
- Tư Vấn Đăng ký Lao Động Cho Cty (có người nước ngoài và người Việt Nam)
- Thủ Tục Thừa Kế Tài Sản Nhà Ở
- Bảo Vệ Tranh Chấp Dân Sự Doanh Nghiệp
- (Giấy phép con) Xin Giấy Phép Đủ Điều Kiện Kinh Doanh Vận Tải Bằng Ô Tô