Có thể xuất cảnh hợp lệ từ VN bằng Giấy chờ đợi do Chính phủ Đức cấp?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi sang Đức năm 2007 và hiện đang sống ở đây với visa làm việc. Visa của tôi có thời hạn 1 năm và đã hết hạn vào tháng 8/2008, tôi xin gia hạn thêm 2 năm nữa và đã được Chính phủ Đức cấp giấy cho phép ở lại làm việc tại Đức trong vòng 2 năm. Giấy phép này hết hiệu lực vào 6/8/2010...
Xin hỏi điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi từng có quốc tịch Việt Nam. Nhưng sau khi ra nước ngoài định cư, tôi xin nhập quốc tịch Pháp. Nay tôi có thể nhập lại quốc tịch Việt Nam không?
Chào bạn !
Trí Tuệ Luật xin tư vấn luật như sau:
Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định:
1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
c. Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng xã hội Việt Nam;
d. Đã thường trú ở Việt Nam từ năm năm trở lên;
đ. Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có đủ các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a. Là vợ, chồng, con, cha hoặc mẹ của công dân Việt Nam;
b. Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c. Có lợi cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Công dân nước ngoài được nhập quốc tịch Việt Nam thì không còn giữ quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp đặc biệt do Chủ tịch nước quyết định.
4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Nếu bạn đủ các điều kiện trên, thì có thể làm đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam gửi Bộ Tư pháp (Vụ Công chứng, giám định hộ tịch, quốc tịch). Lưu ý, Việt Nam áp dụng nguyên tắc một quốc tịch, nên bạn sẽ mất quốc tịch Pháp nếu gia nhập quốc tịch Việt Nam.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”
Điều kiện hồi hương về Việt Nam sinh sống
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Cha mẹ tôi sang Mỹ theo diện bảo lãnh đoàn tụ gia đình, nhưng chưa có quốc tịch Mỹ. Nay các cụ muốn trở về Việt Nam sinh sống thì phải làm những thủ tục gì?
Chào bạn !
Trí Tuệ Luật xin tư vấn luật như sau:
Theo Quyết định số 875/TTg của Thủ tướng ngày 21/11/1996 về việc giải quyết cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hồi hương về Việt Nam, người hồi hương phải có đủ các điều kiện sau:
1. Có quốc tịch Việt Nam và mang hộ chiếu Việt Nam. Nếu có quốc tịch Việt Nam đồng thời mang hộ chiếu nước ngoài thì phải có xác nhận đã đăng ký công dân tại cơ quan đại diện của nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài;
2. Thái độ chính trị rõ ràng, hiện tại không tham gia hoặc ủng hộ các tổ chức chống phá tổ quốc, không có hành động chống đối Chính phủ Việt Nam và cộng đồng người Việt ở nước ngoài;
3. Có khả năng bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam sau khi hồi hương;
4. Có một cơ quan hoặc thân nhân ở Việt Nam nêu dưới đây bảo lãnh:
- Cơ quan cấp bộ, ngang bộ hay thuộc Chính phủ, hoặc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bảo lãnh với trường hợp xin hồi hương để tham gia xây dựng đất nước (đầu tư vốn, chấp nhận sử dụng trình độ học vấn hoặc tay nghề cao tại một cơ sở thuộc ngành hoặc địa phương).
- Thân nhân (cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em và người trong dòng tộc) đủ 18 tuổi có hộ khẩu thường trú ở Việt Nam bảo lãnh nơi ăn ở, việc làm, nơi nương tựa... đối với các trường hợp xin hồi hương vì mục đích đoàn tụ gia đình và nhân đạo.
Để hồi hương về Việt Nam sinh sống, cha mẹ bạn phải làm đơn (theo mẫu của Bộ Công an) và các giấy tờ chứng minh rõ lý do, mục đích và đảm bảo đủ điều kiện hồi hương như các quy định ở trên. Hồ sơ được nộp lên Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) hoặc công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người có đơn yêu cầu dự định cư trú.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”
Hỏi về điều kiện, thủ tục hồi hương? Người bảo lãnh cần đáp ứng điều kiện gì?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
1. Điều kiện để được hồi hương.
a) Có quốc tịch Việt Nam và mang hộ chiếu Việt Nam. Nếu có quốc tịch Việt Nam, đồng thời mang hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu nước ngoài thì cần có xác nhận đã đǎng ký công dân tại một cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
b) Thái độ chính trị rõ ràng: hiện tại không tham gia hoặc ủng hộ các tổ chức chống phá Tổ quốc, không có hành động chống đối Chính phủ Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
c) Có khả nǎng bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam sau khi hồi hương.
d) Có một cơ quan hoặc thân nhân ở Việt Nam bảo lãnh.
- Cơ quan bảo lãnh. Cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bảo lãnh đối với các trường hợp xin hồi hương để tham gia xây dựng đất nước. Cơ quan bảo lãnh cần có vǎn bản khẳng định rõ người xin hồi hương có vốn đầu tư, có dự án khả thi hoặc tay nghề cao được cơ quan tiếp nhận làm việc và sẽ bố trí làm việc tương xứng với học vấn, tay nghề của người đó.
- Thân nhân ở Việt Nam bảo lãnh cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Là người đủ 18 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú ở Việt Nam, không bị mất hoặc bị hạn chế quyền công dân.
- Có quan hệ cùng dòng tộc với người được bảo lãnh, gồm quan hệ vợ chồng, cha, mẹ, con, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cô, bác, chú, dì nội ngoại.
- Bảo lãnh đối với các trường hợp xin hồi hương vì mục đích đoàn tụ gia đình và nhân đạo như: bảo đảm về nơi ǎn ở, việc làm (nếu còn sức lao động), nơi nương tựa (nếu tuổi già sức yếu)...
2. Thủ tục xin hồi hương.
a) Hồ sơ xin hồi hương (mỗi người lập 02 bộ hồ sơ) gồm:
- Đơn xin hồi hương (theo mẫu).
- Bản chụp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. Trường hợp có quốc tịch Việt Nam, đồng thời mang hộ chiếu nước ngoài cần có giấy chứng nhận đǎng ký công dân do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp.
- Ba ảnh cỡ 4cm x 6cm mới chụp: hai ảnh dán vào đơn xin hồi hương, một ảnh ghi rõ họ tên ở mặt sau để phục vụ việc cấp giấy thông hành.
- Người xin hồi hương do thân nhân bảo lãnh cần có: đơn bảo lãnh của thân nhân (theo mẫu); giấy tờ chứng minh có khả nǎng bảo đảm cuộc sống sau khi hồi hương (của người xin hồi hương hoặc của thân nhân bảo lãnh); giấy tờ chứng minh hoặc giải trình về mối quan hệ cùng dòng tộc với người bảo lãnh.
- Người xin hồi hương do cơ quan Việt Nam bảo lãnh cần có vǎn bản bảo lãnh của cơ quan bảo lãnh với nội dung đáp ứng các yêu cầu nêu tại điểm 1.d).
b) Nơi nhận hồ sơ xin hồi hương.
- ở nước ngoài: Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam.
ở trong nước: Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”
Giải đáp về vấn đề quốc tịch khi Việt kiều hồi hương
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Người Việt Nam định cư ở nuớc ngoài mang quốc tịch/ hộ chiếu nước khác khi hồi hương về Việt Nam thì có được mang hai quốc tịch hay chỉ còn một quốc tịch Việt Nam?
Chào bạn !
Trí Tuệ Luật xin tư vấn luật như sau:
Luật Quốc tịch Việt Nam quy định, nhà nước Việt Nam "công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”. Việc cho thôi, tước bỏ quốc tịch, xin gia nhập quốc tịch Việt Nam do Chủ tịch nước quyết định.
Một trong những điều kiện để hồi hương về Việt Nam là người hồi hương phải có quốc tịch Việt Nam và mang hộ chiếu Việt Nam. Nếu có quốc tịch Việt Nam, đồng thời mang hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu nước ngoài thì cần có xác nhận đã đǎng ký công dân tại một cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Khi về hồi hương về Việt Nam, bạn được nhà nước Việt Nam ứng xử như mọi công dân của mình, dù rằng trên thực tế bạn còn có mang cả quốc tịch/ hộ chiếu khác. Là công dân Việt Nam, bạn sẽ được hưởng các quyền công dân, và phải có nghĩa vụ công dân theo pháp luật Việt Nam quy định.
Trong các qui định liên quan đến hồi hương, chúng tôi không thấy có qui định nào bắt buộc bạn phải từ bỏ quốc tịch và hộ chiếu nước ngoài mà bạn có.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”