Hồ sơ xuất cảnh

ho-so-xuat-canhEm năm nay 19 tuổi, mẹ em đang là thường trú nhân tại Mỹ, hiện mẹ em chưa bảo lãnh em, bây giờ em muốn làm hồ sơ bảo lãnh tại Việt Nam em sẽ nộp trực tiếp cho tổng lảnh sự quán tại Việt Nam có được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Từ những thông tin bạn đưa, tôi nghĩ rằng bạn đang hỏi về thủ tục bảo lãnh sang Mỹ định cư. Do đó, tôi xin được trả lời như sau:

-Thứ nhất, mẹ bạn đang là thường trú nhân tại Mỹ.

-Thứ hai, bạn đang 19 tuổi (dưới 21 tuổi).

Do đó, trường hợp của bạn là bảo lãnh diện F2A. Bạn phải thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Người bảo lãnh ở Hoa Kỳ phải mở hồ sơ bảo lãnh tại Sở Di Trú và Nhập Tịch (USCIS) nơi họ đang cư trú. Bạn có thể vào trang web của Sở Di Trú để xem mẫu đơn và hướng dẫn – cụ thể mẫu đơn người bảo lãnh phải điền là I-130.

Bước 2: Khi USCIS chấp thuận hồ sơ bảo lãnh, USCIS sẽ gửi cho người bảo lãnh “thông báo chấp thuận bảo lãnh, mẫu đơn I-797”. Sau đó USCIS sẽ chuyển hồ sơ được chấp thuận đến Trung tâm Chiếu kháng Quốc gia (NVC) thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để tiếp tục tiến trình giải quyết hồ sơ. NVC sẽ gửi hồ sơ hướng dẫn đến cho đương đơn, người bảo lãnh hay đại diện hợp pháp của đương đơn hoặc người bảo lãnh. NVC cũng sẽ kiểm tra sơ về Giấy cam kết bảo trợ tài chính Mẫu I-864 và thu lệ phí xin thị thực từ người bảo lãnh hồ sơ tại Hoa Kỳ.

Do luật Hoa Kỳ giới hạn số lượng cho một số loại thị thực định cư hàng năm, nên những hồ sơ diện bị giới hạn sẽ được lưu trữ tại NVC cho đến khi hồ sơ đến lượt được giải quyết.

Bước 3: Khi hồ sơ sắp đến lượt được giải quyết và NVC đã hoàn tất các thủ tục cần thiết, NVC sẽ thông báo cho đương đơn và chuyển hồ sơ bảo lãnh về Bộ phận Lãnh sự tại văn phòng lãnh sự.

Bước 4: Khi Phòng lãnh sự nhận được hồ sơ gốc được chuyển từ NVC, Phòng lãnh sự sẽ hoàn tất một số thủ tục và lên lịch phỏng vấn cho đương đơn. Quá trình này thường mất khoảng hai đến ba tháng tính từ lúc phòng lãnh sự nhận hồ sơ gốc từ NVC. Tuy nhiên, đối với các hồ sơ xin định cư theo diện (F), chỉ đến khi hồ sơ đến lượt được giải quyết thì đương đơn mới được xếp lịch phỏng vấn.

Bước 5: Phòng lãnh sự sẽ gửi thư mời phỏng vấn trong đó có hướng dẫn qua đường bưu điện để thông báo lịch phỏng vấn và hướng dẫn để đương đơn thực hiện việc kiểm tra sức khoẻ cũng như chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho buổi phỏng vấn. Đương đơn phải hoàn tất việc kiểm tra sức khỏe và chuẩn bị giấy tờ được yêu cầu trước buổi phỏng vấn.

Bước 6: Đương đơn đến Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ để phỏng vấn theo ngày được ghi trong thư mời. Người bảo lãnh không được tham dự phỏng vấn. Các viên chức phỏng vấn đương đơn bằng tiếng Việt. Nếu đương đơn không hiểu được các câu hỏi của viên chức phỏng vấn, nhân viên bản xứ tại Lãnh Sự Quán sẽ thông dịch cho đương đơn. Nếu đương đơn hội đủ điều kiện để được cấp thị thực tại buổi phỏng vấn, thông thường thị thực sẽ được cấp vào ngày làm việc tiếp theo.

           Từ đó, bạn có thể nhận thấy, việc bảo lãnh chỉ được bắt đầu khi mẹ bạn mở hồ sơ bảo lãnh tại Sở Di Trú và Nhập Tịch (USCIS) nơi mẹ bạn đang cư trú. Bạn không thể nộp hồ sơ bảo lãnh tại tổng lãnh sự quán tại Việt Nam được. Trong khả năng của mình bạn chỉ có thể thực hiện những công việc sau đây:

Chuẩn bị trước (civil documents):

1. Làm hộ chiếu. Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất tám tháng sau khi được cấp visa.

2. Chuẩn bị các giấy tờ dân sự như khai sanh, hộ chiếu, CMND, hộ khẩu...

Khi hồ sơ được mở:

Gởi toàn bộ civil document (trừ DS-3032) qua cho người bảo lãnh để sau khi đóng tiền visa, người bảo lãnh in Document Cover Sheet (Barcode) 400$ đặt trước bộ DS-230 cùng với các giấy tờ cá nhân.

Ngoài ra, bằng chứng cũng rất quan trọng, do đó bạn cần chuẩn bị:

Chuẩn bị để riêng các hình ảnh chứng minh mối quan hệ trên. Nên chọn lựa những hình chứng minh mối quan hệ gia đình, bao gồm hình cũ, hình mới, sắp xếp hình theo thứ tự qua các giai đoạn từ xưa đến nay. Nếu thiếu hình cũ chụp chung với người bảo lãnh thì tìm hình khác còn lại chứng minh mối quan hệ gia đình rộng hơn của mọi người trong gia đình như cha-mẹ-con, anh-chị-em.

II. Giấy tờ cũ có tên người bảo lãnh & được bảo lãnh như:

1. Hộ khẩu cũ (nếu không còn thì ra phòng lưu trữ hộ tịch quận/huyện xin Photocopy).

2. Sổ công giáo (nếu có).

3. Học bạ cũ (nếu có).

4. Các giấy tờ cũ khác còn giữ.

5. Bill điện thoại: Người nhà bên Mỹ in Bill điện thoại gởi về, dùng bút dạ quang tô màu số điện thoại nhà.

6. Thư từ cũ gởi về từ Mỹ còn bao thư có mộc bưu điện...

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”