Tôi có quyền sử dụng phần vốn góp của mình để trả nợ hay không?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Trong trường hợp tôi là thành viên góp vốn vào doanh nghiệp, vậy tôi có quyền sử dụng phần vốn góp của mình để trả nợ hay không?
Chào bạn !
TLLAW.VN xintư vấn pháp luật như sau:
Trường hợp 1: Góp vốn vào Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Khoản 6 Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định như sau: Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai cách sau đây:
- Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
- Chào bán và chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác.
Việc chuyển nhượng này phải được hiện theo quy định tại điều 44 Luật doanh nghiệp, cụ thể:
+ Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
+ Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba m mươi ngày, kể từ ngày chào bán
Trường hợp 2: Góp vốn vào Công ty TNHH 1 thành viên:
Theo điểm h Điều 64 Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên có quyền chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình cho người khác.
Trường hợp 3: góp vốn vào Công ty Cổ phần: nếu góp vốn vào Công ty cổ phần thì chia thành 2 khả năng:
- Khả năng thứ nhất là cổ đông sáng lập và công ty chưa hoạt động được 3 năm kể từ ngày được cấp Đăng ký kinh doanh: Chỉ được chuyển cổ phần của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập khi được đại hội đồng cổ đông thông qua. Trong tình huống này, người nhận cổ phần sẽ trở thành cổ đông sáng lập của công ty (Khoản 5 Điều 84 Luật Doanh nghiệp 2005).
- Khả năng thứ 2 không phải là cổ đông sáng lập hoặc là cổ đông sáng lập nhưng công ty đã hoạt động được từ 3 năm trở lên: Được sử dụng cổ phần của mình để trả nợ. (Khoản 5 Điều 84 Luật Doanh nghiệp 2005).
Trường hợp 4: Góp vốn vào công ty hợp danh: nếu góp vốn vào công ty thì có 2 khả năng hoặc là thành viên hợp danh hoặc là thành viên góp vốn:
- Khả năng 1: là thành viên hợp danh – Theo Khoản 3 Điều 133 chỉ được chuyển phần vốn của mìn cho người khác khi được các thành viên hợp danh còn lại đồng ý.
- Khả năng 2: là thành viên góp vốn: Được chuyển vốn của mình cho người khác theo Điểm d Khoản 1 Điều 140 Luật Doanh nghiệp.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- dich vu thanh lap cong ty
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- thành lập công ty giá rẻ
- thành lập doanh nghiệp
- tu van doanh nghiep
- tư vấn hợp đồng
- tu van luat doanh nghiep
- tư vấn luật doanh nghiệp
- tu van luat uy tin
- tư vấn pháp luật
- tu van soan thao hop dong
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tư vấn Đổi tên doanh nghiệp có phải đăng ký lại tên chủ sở hữu tài sản
- Thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp
- Thành viên công ty là cá nhân chết thì thừa kế như thế nào?
- Tranh chấp hợp đồng góp vốn mua căn hộ
- Công chứng Hợp đồng kinh tế
- Đây có phải là đề nghị giao kết hợp đồng
- Tư vấn về giao kết hợp đồng
- Thủ tục thành lập trung tâm tin học ứng dụng
- Tranh chấp tài sản khi đơn phương ly hôn
- Tự động mở TK cá nhân để chiếm đoạt tiền của Công ty