Chuyển nhượng thuốc Bảo vệ thực vật
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Hiện nay, tại Việt Nam việc đăng ký thuốc bảo vệ thực vật trước khi đưa ra thị trường là việc bắt buộc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên việc đăng ký này có thể kéo dài do thời gian khảo nghiệm dài từ 1 đến 2 năm.
Do vậy, có nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật lựa chọn cách thức đỡ mất thời gian hơn là nhận chuyển nhượng lại thuốc đã đăng ký từ các đơn vị tổ chức khác. Việc chuyển nhượng chỉ mất thời gian khoảng 15 ngày làm việc như vậy doanh nghiệp sẽ chủ động về mặt thời gian hơn.
Tuy nhiên, ngoài việc thống nhất với bên chuyển nhượng về chi phí và thủ tục chuyển nhượng thì có những nội dung quan trọng sau người nhận chuyển nhượng cần phải lưu ý:
- Nhà sản xuất thuốc kỹ thuật: Người nhận chuyển nhượng phải có được ủy quyền của nhà sản xuất thuốc chuyển nhượng. Trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là nhà sản xuất thì phải làm thủ tục thay đổi tên nhà sản xuất. Lúc này người nhận chuyển nhượng phải có Giấy xác nhận là nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước sở tại cấp đồng thời phải có Tài liệu kỹ thuật chi tiết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh của thuốc kỹ thuật theo đúng mẫu quy định.
- Tên thương phẩm: Phần lớn người chuyển nhượng đều nghĩ đơn giản rằng tôi có quyền thay tên thương phẩm, khi nhận chuyển nhượng xong, tôi sẽ thay đổi tên thương phẩm của tôi. Tuy nhiên tại Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT có nêu rõ, tài liệu khi đổi tên thương phẩm là Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc của tòa án về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa đối với thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Điều này có nghĩa là chỉ khi Tên thương phẩm của sản phẩm có khẳng định vi phạm nhãn hiệu hàng hóa đối với nhãn hiệu khác thì mới được phép thay đổi tên. Như vậy nếu tên thương phẩm cũ không có vi phạm gì thì người nhận chuyển nhượng không thể thay đổi. Lúc này người nhận chuyển nhượng chỉ có thể phát triển thị trường với sản phẩm cũ mà không thể đưa tên thương phẩm mới của mình vào được. Đây là một rào cản lớn cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật muốn thâm nhập thị trường Việt Nam thông qua việc nhận chuyển nhượng đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Khi nhận chuyển nhượng, họ chỉ có thể phát triển thị trường trên tên thương phẩm cũ, không thể trên tên mới. Nếu muốn phát triển thị trường trên tên thương phẩm mới, không còn cách nào khác, họ phải thực hiện đăng ký thuốc BVTV từ ban đầu với thời gian thông thường kéo dài khoảng 02 năm.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- dịch vụ luật sư doanh nghiệp
- dịch vụ soạn thảo hợp đồng
- dịch vụ thành lập doanh nghiệp
- luật sư doanh nghiệp
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- luật sư tư vấn doanh nghiệp
- tu van luat
- tu van luat doanh nghiep
- tư vấn luật uy tín
- tu van luat uy tin
- tư vấn pháp luật
- tu van phap luat
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm bắt buộc
- Hồ sơ chuyển đổi công ty được thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên
- Thủ tục chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên
- Hồ sơ chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH
- Thủ tục chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH
- Thủ tục chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần được
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần
- Thủ tục đăng ký kinh doanh chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần
- Hồ sơ thành lập trường dạy nghề được thực hiện như thế nào?