Giải quyết chế độ cho lao động dôi dư

lao-dong-doi-duCty của tôi là Cty CP chuyên chế biến và sản xuất Tinh bột khoai mì, có vốnnhà nước chi phối.Hiện nay Cty tôi đang thực hiện sắp xếp lại nhân sự của toàn nhà máy, và sẽ có một số công nhân đã ký hợp đồng không xác định thời hạn và có thòi hạn không bố trí được việc làm và cho nghỉ việc.

 

như vậy Cty tôi phải giải quyết chế độ như thế nào cho đúng luật?còn một số lao động hợp đồng ngắn hạn dưới 12 tháng, nghĩa là đến 31/12/2011 này sẽ hết hạn thì giải quyết chêếđộ như thế nào? hãy cho tôi những thông tư, nghị định hướng dẫn thực hiện.

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xintư vấn pháp luật như sau:

Trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội làm chủ sở hữu (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu), một số lượng không nhỏ người lao động bị dôi dư.

Giải quyết chính sách cho những đối tượng này luôn được các cấp, các ngành, các doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, ở nơi này, nơi kia việc thực hiện giải quyết chính sách cho số lao động dôi dư vẫn còn nhiều bất cập, gây bức xúc trong dư luận và là một trong những nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện kéo dài tại các doanh nghiệp đổi mới, sắp xếp lại.

Người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn, nam từ đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội.

Để kịp thời chấn chỉnh và bảo vệ quyền lợi cho người lao động, ngày 20-8-2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định 91/2010/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Theo Nghị định 91/2010/NĐ-CP, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được chuyển đổi từ các công ty nhà nước, công ty thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội theo các hình thức gồm cổ phần hóa, giao, bán; chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; chuyển thành đơn vị sự nghiệp; giải thể, phá sản.

Đối tượng áp dụng của nghị định này, gồm hai nhóm đối tượng là người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng được quy định tại điều 1 của nghị định và các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Nghị định cũng quy định rõ, người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn, nam từ đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội. Người có tuổi đời từ đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ được hưởng thêm 3 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không kể tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội; 5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho 20 năm đầu làm việc có đóng bảo hiểm xã hội, từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp thêm 1/2 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).

Cũng theo Nghị định này, người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ trợ cấp 1 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước, không kể thời gian người lao động đã nhận trợ cấp thôi việc, mất việc làm và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định; trợ cấp 70% tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) ghi trong hợp đồng lao động cho số tháng còn lại chưa thực hiện hết hợp đồng lao động đã giao kết, nhưng tối đa cũng không quá 12 tháng, trường hợp mức trợ cấp này thấp hơn mức tiền lương tối thiểu chung tại thời điểm nghỉ việc thì được tính bằng mức tiền lương tối thiểu chung.

Các công ty nhà nước; nông, lâm trường quốc doanh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án giải quyết lao động dôi dư trước ngày 30-6-2010 thì thực hiện theo Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26-6-2007 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty nhà nước. Trường hợp công ty nhà nước chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định tại Điều 7 hoặc thực hiện cổ phần hóa theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19-3-2010 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, mà từ ngày 1-7-2010 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mới có Quyết định phê duyệt phương án sắp xếp lao động dôi dư của cơ quan có thẩm quyền thì vẫn tiếp tục giải quyết chính sách lao động dôi dư theo Nghị định số 110/2007/NĐ-CP nói trên.

Nghị định 91/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10-10-2010, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu áp dụng, giải quyết quyền lợi cho số lao động dôi dư.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN