Thành lập chi nhánh cho công ty nước ngoài
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Chúng tôi tư vấn thành lập chi nhánh cho công ty nước ngoài. Quy trình thủ tục thành lập chi nhánh cho công ty nước ngoài tại Việt Nam. Đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh cho công ty vốn nước ngoài.
Tổng quan: Ngân hàng nước ngoài, công ty kiểm toán, công ty bảo hiểm, công ty luật, v.v. và các tổ chức kinh tế nước ngoài khác có thể thành lập chi nhánh tại Việt Nam.
Cơ quan cấp phép trong từng trường hợp là khác nhau, trong đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Bộ Tài chính cấp phép thành lập chi nhánh công ty kiểm toán, công ty bảo hiểm, Bộ Tư pháp cấp phép thành lập chi nhánh công ty luật, v.v. và hiện nay Bộ Công thương được uỷ quyền cấp phép thành lập chi nhánh của các doanh nghiệp nước ngoài khác tại Việt Nam.
Phần này chỉ tập trung vào chi nhánh của các công ty nước ngoài, hoạt động dưới sự quản lý của Sở Công thương cấp tỉnh/thành phố, việc thành lập mới chi nhánh công ty nước ngoài đều phải tuân thủ các cam kết WTO của Việt Nam.
Yêu Cầu Cơ Bản
Theo Nghị định 72, điều kiện để được cấp giấy phép thành lập chi nhánh là khá đơn giản. Thông thường, một doanh nghiệp nước ngoài sẽ được cấp giấy phép thành lập chi nhánh nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Có giấy phép đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật nước nơi doanh nghiệp đó thành lập;
- Đã hoạt động không dưới 5 năm kể từ khi đăng ký kinh doanh.
Đề nghị Cấp giấy phép
Để thành lập chi nhánh tại Việt Nam, một công ty nước ngoài phải xin Bộ Công thương cấp giấy phép. Các tài liệu sau cần được nộp cho cơ quan cấp giấy phép để đề nghị cấp Giấy phép:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép;
- Bản sao có xác nhận/hợp pháp hoá lãnh sự giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương và các bản sửa đổi giấy đăng ký kinh doanh của công ty mẹ;
- Bản sao có xác nhận/hợp pháp hoá lãnh sự Điều lệ hoạt động của công ty mẹ (nếu có);
- Bản sao có xác nhận/hợp pháp hoá lãnh sự báo cáo tài chính có kiểm toán trong năm tài chính gần nhất do một công ty kiểm toán lập;
- Bản sao công chứng Hợp đồng Cho thuê Văn phòng; và
- Bản sao công chứng hộ chiếu người đứng đầu chi nhánh.
Thời hạn Giấy phép: Giấy phép thành lập chi nhánh có thời hạn 05 năm. Giấy phép hoạt động có thể được gia hạn nếu công ty mẹ đáp ứng các điều kiện sau:
- Có nhu cầu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh;
- Thương nhân nước ngoài đang hoạt động theo pháp luật của nước nơi thương nhân đó thành lập; và
- Thương nhân nước ngoài không có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động của chi nhánh
Trong thời hạn ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép thành lập chi nhánh hết hạn, thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục gia hạn.
Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- dịch vụ tư vấn luật đầu tư
- dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài tại việt nam
- luat dau tu
- luat dau tu nuoc ngoai
- luat su
- luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài
- luat su uy tin
- pháp luật đầu tư
- tư vấn luật đầu tư
- tư vấn pháp luật miễn phí
- tư vấn pháp luật trực tuyến
- tư vấn đầu tư
- tư vấn đầu tư nước ngoài
- tư vấn đầu tư nước ngoài vào việt nam
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
- đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tư vấn hợp đồng BCC
- Tư vấn tranh chấp thương mại
- Tư vấn chuyển nhượng, mua bán quyền thăm dò, quyền khai thác khoáng sản
- Thành lập phòng giao dịch của ngân hàng thương mại trong nước
- Các loại hợp đồng xây dựng
- Tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ cổ đông công ty
- Viên chức có được góp vốn vào công ty hợp danh
- Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để tham gia thành lập công ty
- Đặt tên công ty như thế nào là phù hợp với quy định của pháp luật
- Quy định pháp luật về thành lập công ty TNHH MTV