Thủ tục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo NĐ 23/2009/NĐ-CP

thu-tuc-ra-quyet-dinh-xu-phat-hanh-chinhXin chào Luật sư. xin luật sư cho tôi hỏi và tư vấn cho tôi một việc sau đây.

Tại Nghị định số 23/2009/ NĐ- CP ngày 27/2/2009 của Chính phủ V/v xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.....tại mục b khoản 2 điều 11 có ghi: Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 15.000,000đ đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị " Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ chức thi công xây dựng công trình kgông có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng." như vậy mức phạt này do chủ tịch UBND Huyện, thị ra quyết định

 

Vậy luật sư cho tôi hỏi để chủ tịch huyện, thị ra QĐ xử phạt cần căn cứ vào những loại giấy tờ, biên bản như thế nào... biên bản khi làm việc ban đầu ngoài hiện trường có cần chữ ký của chủ tịch huyện thị không.

Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Theo quy định tại điều 60 Nghị định số 23/2009/ NĐ- CP ngày 27/2/2009, thì

Điều 60. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

2. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

3. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

b) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.

c) Buộc các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thực hiện đúng quy định của pháp luật.

4. Tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Chủ tịch UBND huyện chỉ có thẩm quyền xử phạt theo điều 60 trên. Vì vậy, đối với khỏan 2 mục b điều 11 như bạn nêu trên thì không thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND huyện.

Để ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Trong trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản đó phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.. Biên bản được lập ít nhất 02 bản: 01 bản giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm, 01 bản lưu hồ sơ để xử phạt; nếu hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt thì chuyển hồ sơ vụ việc đến cấp có thẩm quyền để xử phạt.

Thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn ra quyết định xử phạt không quá 30 ngày. Quyết định xử phạt phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Tổ chức, cá nhân vi phạm trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt phải nộp tiền tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.

Đối với biên bản làm việc ban đầu ngoài hiện trường lúc có dấu hiệu vi phạm. khi lập biên bản những người phải ký tên vào biên bản là:

-         Tổ chức, cá nhân vi phạm

-         Người chứng kiến

-         Người lập biên bản

-         Đại diện chính quyền phường, xã (nếu có)

Như vậy chỉ khi chủ tịch huyện là người lập biên bản, thì mới bắt buộc phải có chữ ký vào trong biên bản.

Hãy nhấc máy gọi0394721077 - 0373844485để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”