Quy trình thành lập doanh nghiệp
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Thành lập doanh nghiệp giống như là viên gạch đặt nền móng cho việc xây dựng và phát triển kinh doanh. Quý khách có nhu cầu thành lập doanh nghiệp nhưng còn phân vân về thủ tục thành lập doanh nghiệp?
Quý khách chưa rõ quy trình thành lập như nào? Chúng tôi xin đưa ra quy trình dưới đây mà quý khách có thể tham khảo.
Quy trình thành lập doanh nghiệp đối với hầu hết các loại hình theo luật doanh nghiệp 2014 thông thường bao gồm 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Bước 1:Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần.
Bước 2: Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông). Số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.
Bước 3:Lựa chọn đặt tên công ty. Tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.
Bước 4:Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.
Bước 5:Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.
Bước 6:Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty.
Bước 7:Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty
Bước 1:Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định đối với từng loại hình doanh nghiệp.
Bước 2:Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân
Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty. Khi quý khách sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói của Luật Việt Tín, dấu tròn công ty sẽ bao gồm trong gói dịch vụ luôn và quý khách không cần phải khắc dấu riêng.
Giai đoạn 4: Thủ tục sau thành lập công ty
Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Đăng ký kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định
Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:
Bước 1:Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.
Bước 2:Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số, “Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 tất cả các doanh nghiệp trong cả nước phải kê khai, nộp tờ khai thuế qua mạng, nội dung này được quy định trong Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế”.
Bước 3:Đăng bố cáo;
Bước 4:Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài.
Bước 5:Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT.
Bước 6:Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn
Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”