Người nước ngoài mở lớp dạy ngoại ngữ ở nhà được không

nguoi-nuoc-ngoai-mo-lop-day-ngoai-ngu-o-nha-duoc-khongChào quý luật sư, tôi có một số câu hỏi mong nhờ quý luật sư giải đáp ! Hiện giờ tôi và bạn tôi ( giáo viên người nước ngoài ) muốn thành lập lớp dạy thêm đề giảng dạy Anh Ngữ tại nhà.

 

Bạn tôi là người nước ngoài thì có được đăng kí mở lớp dạy thêm tại Việt Nam không ? Nếu có, thì yêu cầu là gì ? Có những điêm khác biệt gì so với người trong nước?

Và quá trình ,thủ tục đăng kí như thế nào ?

Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Chào bạn!

Đối với vướng mắc của bạn chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến tư vấn như sau:

Hiện nay quy định về thành lập trung tâm ngoại ngữ được quy định tại Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/1/2011 ban hành về quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ và tin học. Đối với người nước ngoài thành lập Trung tâm tiếng anh thì áp dụng quy định tại Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/09/2012 về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam trong WTO, đưa ra cam kết mở cửa (cho phép doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam tối thiểu ở mức như đã cam kết) đối với 11 ngành dịch vụ trong đó có Dịch vụ giáo dục. Như vậy người nước ngoài có thể mở trung tâm ngoại ngữ ở Việt Nam nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT.

Tuy nhiên như mục đích bạn đã trình bày là chỉ mở lớp dạy tiếng anh tại nhà, đây không phải là mô hình hoạt động của một trung tâm tiếng Anh mà chỉ diễn ra dưới hình thức dạy thêm, học thêm bởi vậy phải áp dụng quy định tại Nội quy dạy thêm, học thêm ban hành kèm Thông tư số: 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo quy định này không có sự ràng buộc chỉ có công dân Việt Nam mới thuộc đối tượng điều chỉnh của hoạt động dạy thêm và học thêm, nên người bạn nước ngoài của bạn nếu muốn thực hiện hoạt động này phải đáp ứng được các điều kiện sau:

Điều kiện đối với người dạy thêm, được quy định tại điều 8 Nội quy dạy thêm, học thêm

“1. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.

2. Có đủ sức khoẻ.

3. Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác.

4. Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

5. Được thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận các nội dung quy định tại khoản 3, khoản 4 điều này (đối với người dạy thêm ngoài nhà trường);”

Luật Giáo dục quy định về nhà giáo không bó hẹp phạm vi chỉ là công dân Việt Nam, nên nếu người nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì vẫn được công nhận là nhà giáo và có các quyền, nghĩa vụ của nhà giáo trong Luật Giáo dục.

Vấn đề bằng cấp để xác định trình độ của người dạy có thể được xem xét để công nhận theo quy định tại Điều 110 Luật Giáo dục về công nhận văn bằng nước ngoài

“1. Việc công nhận văn bằng của người Việt Nam do nước ngoài cấp được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, mặc dù Luật giáo dục và Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT không có sự quy định tách bạch giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài trong phạm vi điều chỉnh nhưng việc người nước ngoài xin mở lớp dạy thêm sẽ cực kỳ khó khăn trong áp dụng pháp luật, công nhận bằng cấp. Điều 108 Luật Giáo dục về khuyến khích hợp tác về giáo dục với nước ngoài cũng chỉ rõ: “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nhà trường, cơ sở giáo dục khác của Việt Nam hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.” Chứ không nói rõ về cơ chế cho người nước ngoài trong tự đứng ra mở lớp dạy thêm hoặc tự hoạt động giảng dạy ở Việt Nam. Nên các bạn cần cân nhắc kỹ khi đưa ra quyết định đối với việc mở lớp dạy thêm như dự định ban đầu.

Ngoài ra, cần chú ý các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Quyết định số1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế về vệ sinh trường học và Thông tư liên tịch số26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông.

Theo quy định tại điều 11 Nội quy về dạy thêm học thêm : Thẩm quyền cấp phép đối với việc dạy thêm có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông thuộc về chủ tịch UBND cấp tỉnh,ủy quyền cho Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo. Thẩm quyền cấp phép đối với dạy thêm có chương trình cao nhất là chương trình trung học cơ sở thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện, ủy quyền cho Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo. Như vậy, trường hợp của bạn sẽ do Chủ tịch UBND cấp huyện, ủy quyền cho Trưởng phòng GD và ĐT cấp phép.

Hồ sơ đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường theo điều 12 Nội quy này. Theo quy định tại Điều 13 Nội quy, trình tự, thủ tục thẩm định và cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm là sau 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.

 

Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

 

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”