Chia tài sản khi có 1 con riêng và 1 con chung

Anh chị tôi lấy nhau được 12 năm có với nhau 1 đứa con chung 11 tuổi ,Cách đây 4 năm chị dâu tôi ngoại tình đẻ ra thằng thứ hai đươc 3 tuổi Bị anh tôi phát hiệnkhông phải con đẻ của anh tôi.Tài sản là một ngôi nhà 2 tầng va một cửa hàng bán đồ điện.Chị dâu tôi cặp bồ và đẻ ra thằng thứ 2 được 3 tuổi bỏ nhà ra đi cùng con riêng được 6 tháng thì tự ý đưa đơn ra tòa đòi li dị anh tôi.Thăng lớn vẫn ở với bố.Tôi xin hỏi nếu li dị anh va chị dâu tôi chia tài sản như thế nào?Xin luật sư tư vấn hộ anh tôi với.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

TRẢ LỜI :

Theo quy đinh taị Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy đinh như sau:

"Trong trường hợp vợ chồng khi ly hôn thì việc chia tài sản khi ly hôn theo các nguyên tắc sau:

1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết."

Ở trường hợp này, nếu anh bạn và chị dâu bạn không thỏa thuận được việc phân chia tài sản thì Tòa án sẽ giải quyết

Tài sản riêng của trước thời kỳ hôn nhân hoặc được thừa kế, tặng cho trong thời kỳ hôn nhân của người nào thì thuộc về người đó.

Tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân sẽ chia đôi( ngôi nhà 2 tầng và cửa hàng bán đồ điện)

Anh bạn và chị dâu bạn sẽ thỏa thuận về quyền nuôi con chung, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết. Ở trường hợp này, con trai chung của anh bạn và chị dâu bạn đã 11 tuổi nên người con này có quyền lựa chọn theo bố hoặc mẹ và phải tôn trọng quyền lựa chọn đó.

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

 

Khi con được 10 tháng tuổi có quyền nuôi con không

Tôi và V cưới nhau được gần 2 năm. Tôi đi làm công nhân viên chức nhà nước. Vi thì vừa học xong. Từ khi cưới nhau vợ tôi sinh chuyện đòi ra ở riêng. Khi ở riêng tôi đi làm để kiểm tiền sinh hoạt cho gia đình. Con tôi từ lúc sinh ra tới giờ hoàn toàn bú sửa ngoài. Tôi đi làm cả ngày mệt nhọc vất vã. Về tới nhà thỉnh thoảng V kiếm chuyện với tôi. Bây giờ vợ tôi càng ngày càng láo không xem gia đình chồng ra gì. Bây giờ tôi quyết định li dị thì tôi xin hỏi tôi có quyền được nuôi con không? Vì điều kiện ăn ở và học tập của con tôi xin được giúp đở.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chào bạn!

Khi ly hôn," Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác".

tức là bạn và vợ có quyền thỏa thuận nữa.

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

 

Ly hôn không chia tài sản chung?

Bố mẹ em ly thân từ năm 1986 đến nay. Hiện gia đình em có một nhà ở quê do ông bà nội cho và 1 nhà khác ở thành phố Việt Trì. Thời gian mua mảnh đất trên khoảng năm 1984-1985.

Năm 2003 bố em đã nộp đơn ly dị với mẹ em và chia tài sản là bố em phân chia nhà ở quê thuộc mẹ em. Giá trị khoảng 100 triệu; nhà ở thành phố thuộc bố em giá trị khoảng 1200 triệu. Nhưng khi mẹ em đòi chia đôi tài sản chung thì bố em không chịu và rút đơn.

Bây giờ 2013 bố em lại nộp đơn ly dị với mẹ em. Trước giờ em biết là khi ly hôn thì tài sản chung của 2 vợ chồng đều chia đôi. Nhưng hôm vừa rồi, tòa án gọi điện cho em và trao đổi nói là bố em muốn ly hôn mà không chia tài sản chung của 2 người. Em đọc nhưng chưa thấy bài viết nào nói về trường hợp này nên em mong muốn nhận được sự tư vấn giúp đỡ của các anh chị về trường hợp này và khi ra tòa ly hôn bình thường thì mẹ em được hưởng những quyền lợi gì.

Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh chị. Em xin cảm ơn!

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chào bạn!

Luật sư Phan Thị Ngọc Hân, Đoàn luật sư Hồ Chí Minh trả lời bạn như sau:

Về nguyên tắc, Tòa án chỉ giải quyết khi đương sự có yêu cầu và giải quyết vụ việc theo yêu cầu của các đương sự. Do vậy, nếu bố bạn chỉ yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn nhưng không yêu cầu giải quyết về tài sản thì Tòa án chỉ giải quyết về tình cảm mà không giải quyết về tài sản.

           Bộ luật tố tụng dân sự cũng quy định quyền được đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn. Do vậy, mẹ bạn có quyền đưa đơn yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn. Tòa án sẽ thụ lý, giải quyết theo pháp luật.

           Tài sản chung của bố mẹ bạn sẽ được phân chia theo nguyên tắc quy định tại Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình:

       "a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch."

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

 

Ly hôn chia tài sản chung thế nào

Ông A và bà B kết hôn tính đến nay (2013) đã tròn 30 năm. Trước khi kết hôn hai người không có tài sản riêng. Hai người có 02 con gái ( một 30 tuổi, một 27 tuổi), 01 trai năm nay 10 tuổi.

Gia đình đã tạo lập được một căn nhà tiện cho kinh doanh ước tính giá trị 2 tỷ đồng và một mảnh đất 100m2 trị giá ước tính khoảng 3 tỷ đồng. Tất cả giấy CNQSD đất mang tên bà B (cấp năm 2006).

Trong thời gian hôn nhân bà B là người quản lý kinh tế gia đình kể cả khi ông A đi lao động xuất khẩu (6 năm), hàng hóa, tiền gửi về cho bà B quản lý.

01 con gái của hai người đã có gia đình riêng (người có công lớn nhất trong việc tạo lập kinh tế cùng bố mẹ).

Năm 2011 ông A bà B sống ly thân, bà B sinh hoạt riêng biệt một mình tuy trong cùng một ngôi nhà với gia đình, Tháng 3 năm 2013 bà B đưa đơn ly hôn ông A và tuyên bố toàn bộ tài sản nhà, 100m2 đất là do bà B “áo gấm đi đêm mà có”, lúc to tiếng với nhau bà B đuổi ông A “cút đi”. (trong thời kỳ hôn nhân bà B là người nội trợ và phụ giúp cùng chồng con kinh doanh, quản lý chi tiêu vì sức khỏe yếu lại không có nghề nghiệp gì ). ông A thì rất lo vì không có một thứ giấy tờ gì về nhà đất để chứng mình là của chung cả.

Xin hỏi luật sư :

1- Nếu được yêu cầu chia tài sản trong vụ ly hôn này thì tòa sẽ chia cụ thể như thế nào? Ông A     và các con có được nhận quyền lợi gì không?

2- Trường hợp bà B đưa ra chứng cứ “áo gấm đi đêm” thì phải là chứng cứ như thế nào mới đủ điều kiện được Tòa công nhận?

Chào bạn! Luật sư Ngọc Hân tư vấn cho bạn như sau:

Theo qui định của luật HNGĐ thì tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của 2 vợ chồng, bên nào không đồng ý thì có nghĩa vụ chứng minh tài sản đó là do mình được cho riêng hay thừa kế riêng, nếu không chứng minh được thì đó là tài sản chung. Khi ly hôn sẽ được chia đôi nhưng sẽ tính công sức đóng góp của mỗi người, cụ thể như sau:

1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Thân mến.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

Quyền lợi ly hôn

Thưa Luật sư, tôi năm nay 24 tuổi. Tôi và người yêu quen nhau 5 năm và từng chung sống quan hệ với nhau. Tôi cũng đã từng có thai với anh nhưng gia đình và anh kêu bỏ. Sau đó, Anh ấy phải đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Nên gia đình 2 bên đã tiến tới hôn nhân. Nhưng do thời gian cấp bách và vấn đề kinh tế bên nhà anh ấy nên chúng tôi chỉ mới đính hôn và đã đăng kí kết hôn. Chứ cũng chưa có sính lễ gì. Như vậy có được xem là vợ chồng hợp pháp chưa?

Hiện tại tôi đi làm còn gia đình chồng thì ở dưới quê nên tôi không ở dâu và cũng chưa đám cưới nên người ta cũng không bắt dâu. Nhưng tôi vẫn thường xuyên về thăm. Tôi rất yêu anh ấy và biết hiếu thuận với gia đình chồng. Cho đến bây giờ nhà chồng vẫn còn rất thương tôi.

Trớ trêu là anh ấy đi xa đã quen người phụ nữ khác. Anh ấy thú nhận với tôi rằng cô gái kia không biết anh ấy đã có tôi. Và hiện cô gái đó đã có thai và vừa bỏ đứa bé. Trong thời gian đi làm anh ấy hoàn toàn không gởi cho tôi tài sản tiền bạc gì hết. tôi vẫn tự lập. Và tôi luôn giữ phụ đạo với anh. Anh ấy cũng nói tôi không hề sai và cũng còn trách nhiệm với tôi. Nhưng không bỏ được cô gái kia. Tôi vẫn còn yêu nên không thể rút lui được, ngoài ra còn danh dự gia đình tôi nữa. Và tôi cũng muốn cho anh cơ hội hồi tâm chuyển ý, vun đấp lại tình cảm.

Thưa Luật sư nếu như anh ta về đòi ly hôn với tôi thì tôi có được bảo vệ quyền lợi như thế nào. Thời gian anh đi làm và tài sản của anh không được tính vào tài sản chung phải không. Có quyền lợi nào dành cho tôi không? Tôi nên làm thế nào để có kết quả tốt nhất.

Rất mong được sự tư vấn của Luật sư, tôi đang rất suy sụp! Xin chân thành cám ơn

-----------------------------------------------------------------------------------------------

Chào bạn. LS NGỌC HÂN tư vấn cho bạn như sau:

Việc kết hôn của hai bạn mặc dù không có nghi thức tổ chức cưới hỏi theo thông lệ, nhưng hai bạn đã có đăng ký kết hôn và pháp luật công nhận hai bạn là vợ chồng hợp pháp từ thời điểm đăng ký.

Đối với vấn đề tài sản, bạn có thể tham khảo các quy định sau:

Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung

Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.<o:p></o:p>

2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng

3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

Điều 32. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.

2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.

Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó

2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Thân mến.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại: 0394721077 - 0373844485 để được luật sư hướng dẫn chi tiết.