Không đăng ký kết hôn có con chung, muốn ly hôn phải làm gì ?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Vợ chồng tôi về chung sống với nhau năm 2005, có tài sản chung và 01 con chung 03 tuổi nhưng chúng tôi không đăng ký kết hôn vì thời điểm đó tôi đang công tác xa. Tuy nhiên 2 gia đình vẫn tổ chức đám cưới mời họ hàng, bạn bè đến chung vui. Đến nay, vì không hòa hợp chúng tôi muốn ly hôn thì phải làm gì?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:
Căn cứ vào Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2000 quy định việc đăng ký kết hôn như sau:
Điều 11. Đăng ký kết hôn
1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (sau đây gọi là cơ quan đăng ký kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Điều 14 của luật này.
Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của luật này đều không có giá trị pháp lý.
Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn.
2. Chính phủ quy định việc đăng ký kết hôn ở vùng sâu, vùng xa
Theo quy định của pháp luật, quan hệ của hai bạn không được thừa nhận là quan hệ vợ chồng. Do vậy, nếu muốn chấm dứt quan hệ nói trên, quan hệ: “Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng” thì một trong hai bên có thể yêu cầu toà án giải quyết (thuộc thẩm quyền của Toà án - Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2004).
Tuy nhiên trong quá trình thụ lý vụ việc, toà án cũng xem xét một số điều kiện sau:
- Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không theo nghi thức quy định tại Điều 14 thì việc kết hôn đó không có giá trị pháp lý, nếu có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, thì mặc dù có vi phạm một trong các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 9, toà án không tuyên bố huỷ kết hôn trái pháp luật mà áp dụng khoản 1 Điều 11 tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng.
- Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chưa đến tuổi kết hôn là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 9. Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp mà quyết định như sau:
+ Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà một bên hoặc cả hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
+ Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên tuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
+ Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã có con, có tài sản chung thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu toà án giải quyết việc ly hôn thì toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.
Như vậy, trường hợp của bạn Tòa án sẽ tuyên không công nhận quan hệ vợ chồng, đồng thời giải quyết phần con chung và tài sản chung theo quy định của pháp luật.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Tài sản tặng cho khi ly hôn, có nộp thuế hay không?
- Chồng tôi không thừa nhận con và không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
- sau khi ly hôn, con, tài sản thì chia như thế nào?
- Ly hôn có nhất thiết phải hai bên ký đơn không?
- Không muốn có mặt tại tòa khi ly hôn có được không?
- Quyết định ly hôn có còn hiệu lực khi người bị mất tích trở về?
- Xin hỏi việc chồng tôi không thừa nhận con và việc không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có được tòa án chấp nhận không?
- Trường hợp cả hai vợ chồng cùng đồng ý ly hôn nhưng không thống nhất được việc nuôi con sau khi ly hôn thì giải quyết như thế nào?
- Vợ chồng ly hôn có thể phân chia thời gian nuôi con theo lịch học?
- Đang ở nước ngoài muốn ly hôn có phải về Việt Nam không