Đã thỏa thuận tài sản ly hôn còn có thể tranh chấp không?
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Chúng tôi ly hôn với thỏa thuận tôi giao cho anh ấy một số tiền để tự lo chỗ ở. Trong thời gian trước mắt anh ấy phải chuyển tư cách từ chủ hộ sang tạm trú tại nhà tôi. Tôi xin hỏi thỏa thuận có cần chữ ký các con không? Anh ấy có thể tranh chấp nhà với tôi không? Và tôi có quyền yêu cầu anh ấy ra khỏi nhà bất cứ lúc nào không?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn ly hôn như sau:
Trường hợp con chung của hai người đã thành niên, có công sức trong việc tạo dựng tài sản trong gia đình thì thỏa thuận tài sản giữa hai người cần phải có chữ ký của các con. Để giấy thỏa thuận phân chia tài sản có giá trị pháp lý, bạn cần lấy xác nhận của công chứng hoặc chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như tòa án).
2. Với thỏa thuận trên, đôi bên không còn cơ sở để tranh chấp tài sản nữa. Việc chuyển tư cách từ chủ hộ sang tạm trú không liên quan đến vấn đề sở hữu. Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn 12 tháng, khi hết hạn có thể gia hạn.
3. Bạn có quyền yêu cầu anh ấy ra khỏi nhà nhưng không phải bất cứ khi nào, vì còn phụ thuộc vào thời hạn đăng ký tạm trú mà anh ấy đã đăng ký cũng như hoàn cảnh thực tế, khả năng thu xếp chỗ ở mới của anh ấy.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Vợ ở nước ngoài, tôi có thể đơn phương xin ly hôn không?
- Đơn phương ly hôn với người nước ngoài có được không?
- Muốn 'thay' tên cha trong khai sinh của con sau khi ly dị?
- Nhà mẹ cho, khi ly hôn thì tài sản ra sao?
- Chia tài sản chung của vợ chồng nhưng không ly hôn ?
- Đơn phương ly hôn ở Việt Nam?
- Tư vấn Phân chia tài sản khi ly hôn?
- Ly hôn với người nước ngoài cần những thủ tục gì?
- Quyền nuôi con và cấp dưỡng sau khi ly hôn
- Ngoại tình có được nhận quyền nuôi con sau khi ly hôn