Vợ chồng hợp pháp, hai con sinh ra không phải của bố
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Vợ chồng tôi chung sống hợp pháp đã được hơn 8 năm và đã có 2 cháu, cháu lớn 6 tuổi, cháu bé 3 tuổi, thì tôi phát hiện 2 cháu không phải là con của tôi với vợ (qua kết quả giám định ADN của Trung tâm GĐ công nghệ di truyền Quốc gia do gia đình tôi tự đi làm). Qua đó, chúng tôi thuận tình ly hôn. Khi ly hôn thì tài sản được chia như thế nào?
Tôi có phải cùng 2 cháu đi giám định ADN một lần nữa để xác định tôi không phải là cha của 2 đưa bé theo yêu cầu của tòa án? Sau khi ly hôn thì trách nhiệm của hai chúng tôi đối với 2 cháu không phải là con chung cụ thể là gì? Tôi không biết đó không phải là con của tôi nên ngần ấy năm trời tôi vẫn đưa tiền để vợ tôi nuôi hai cháu ăn học. Vậy tòa án sẽ giải quyết việc này ra sao? Tôi có quyền đề nghị đổi họ cho 2 cháu hay không?
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn ly hôn như sau:
Trước hết, khi chưa có quyết định của tòa án về việc xác nhận không phải là cha con thì 2 người con do vợ anh sinh ra trong thời kỳ hôn nhân vẫn là con của anh. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng. Do vậy, nếu phủ nhận 2 cháu không phải là con mình thì anh phải yêu cầu tòa án tiến hành thủ tục xác nhận không phải cha con.
Theo NQ02 - 2000/NQ - HĐTP ngày 23-12-2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 như sau: Khoản 2 điều 63 và điều 64, khi có người yêu cầu tòa án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien. Như vậy tự anh đi giám định ADN là chưa đúng với trình tự thu thập chứng cứ nên chứng cứ không được chấp nhận là hợp pháp. Còn số tiền nuôi 2 cháu ăn học trước đây thì phải có đơn yêu cầu tòa án giải quyết.
Quyết định của tòa án về việc xác nhận không phải cha con là cơ sở cho việc giải quyết nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Nếu anh không phải là cha của 2 cháu thì anh không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho 2 cháu đến lúc trưởng thành và ngược lại. Nếu anh không muốn 2 cháu tiếp tục lấy họ của mình thì anh có thể làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch để đổi họ cho 2 cháu theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch.
Đối với việc chia tài sản khi ly hôn, nguyên tắc chung: Tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết: Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó. Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- giai quyet ly hon
- luat sư giỏi
- luật sư giỏi uy tín
- luật sư giỏi uy tín giá rẻ
- mau don thua tinh ly hon
- thu tuc ly hon thuan tinh
- thuan tinh ly hon
- tu van luat uy tin
- tư vấn luật uy tín
- tư vấn ly hôn
- tư vấn ly hôn đơn phương
- tư vấn pháp luật
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn
- Quyền lựa chọn sống với bố hoặc mẹ khi bố mẹ ly hôn
- Ly hôn nhưng chồng không chịu chia tài sản
- Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài
- Đơn phương ly hôn vợ là người việt nam
- Thừa kế tài sản khi bố mẹ ly hôn
- Tư vấn về vấn đề ly hôn
- Ly hôn và muốn chồng bồi thường nhân phẩm
- Tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn
- Đổi họ cho con