Hướng dẫn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn không?

huong-dan-gianh-nuoi-conTôi và cô A ly hôn vào ngày 27/7/2011. Phán quyết của tòa án giao quyền nuôi con cho cô A nuôi và tôi có nghĩa vụ chu cấp hàng tháng là 2 triệu đồng (vì việc chu cấp này là do thỏa thuận nên hàng tháng tôi chỉ việc chuyển tiền vào tài khoản của cô A). Nhưng 5 tháng trước đây vì phải đi công tác ở nước ngoài một tháng nên tôi không chuyển tiền cấp dưỡng cho con, và khi về nước tôi đến thăm con thì được hàng xóm báo là cô A đã chuyển nhà đi nơi khác (cô A ở nhà thuê, làm thư ký tại công ty kinh doanh BĐS), đến công ty cô A làm thì cô A đã nghỉ làm cách đây vài tháng. Nay tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi làm thế nào để tôi giành lại quyền nuôi con? Và tôi phải làm thủ tục gì? Con tôi là con gái, cháu đã được 6 tuổi.

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:

Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Luật HN&GĐ) quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn, theo đó: “Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”.

Điều 94 Luật HN&GĐ quy định về quyền thăm nom con sau khi ly hôn: “Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

Như vậy, sau khi ly hôn việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên là quyền và đồng thời là nghĩa vụ của cha, mẹ đứa trẻ, không ai được cản trở việc thực hiện quyền này. Luật chỉ quy định trường hợp buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con. Tuy nhiên, họ không được tự mình thực hiện mà phải yêu cầu Toà án ra quyết định.

Vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, được quy định tại Điều 93 Luật HN&GĐ: “Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên”.

Căn cứ các quy định trên, anh có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Vì anh không nói anh ở đâu nên chúng tôi chỉ tư vấn chung cho anh là nộp đơn ra Tòa Án Nhân Dân có thẩm quyền.

Tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ có quyết định trên cơ sở các căn cứ do anh cung cấp hoặc/và Tòa án thu thập được, chứng minh rằng quyền lợi của đứa trẻ đã bị ảnh hưởng, bao gồm cả hành vi cản trở bố thăm nom con. Theo đó, anh phải chứng minh được việc đứa trẻ không được đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cũng như khả năng tài chính của anh trong việc đảm bảo cho trẻ phát triển về mọi mặt.

Lưu ý: Thưa ông, với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi thì việc ông muốn dành quyền nuôi bé rất khó vì các điều sau: mẹ cháu và cháu đang ở đâu đó và họ không liên lạc được với ông vì có khoảng thời gian ông đi nước ngoài, cháu đã sống với mẹ từ nhiều năm nay; cháu là cháu gái, nên việc được mẹ chăm sóc sẽ thuận tiện hơn về các yếu tô tâm sinh lý khi cháu lớn lên…

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN