Thủ tục ly hôn với người vợ đã bỏ đi từ lâu?

ly-hon-vo-bo-di-tu-lauTôi đã có vợ và khoảng 4 năm trước chúng tôi cãi nhau. Mẹ vợ tôi đã dắt vợ tôi đi từ đó đến nay không có liên lạc. Hai vợ chồng có đăng kí kết hôn, tôi ở Sóc Trăng, vợ tôi là người Trà Vinh. Vậy xin hỏi bây giờ tôi muốn ly hôn thì phải làm thế nào?

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:

Người vợ đã tự ý bỏ rơi gia đình, bỏ đi (vì bất kỳ lý do gì) trong thời gian dài, thậm chí nhiều năm và có thể là không có tin tức gì từ lâu là lý do để bạn có thể nộp đơn xin ly hôn.

Do không sống chung đã lâu, muốn ly hôn với người vợ hoặc chồng đã bỏ đi để kết hôn với người khác người chồng phải làm thủ tục tục tuyên bố mất tích người vợ đã bỏ đi. Sau khi có quyết định tuyên bố vợ mất tích, người chồng làm thủ tục yêu cầu ly hôn với người mất tích

Điều 89 khoản 2 luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định “Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn”.

Trong trường hợp này nếu việc tìm kiếm không có kết quả, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất tích và bạn nộp đơn ly hôn kèm theo quyết định trên sẽ được Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Trường hợp thứ hai, Khi bạn nộp đơn ly hôn và Tòa án đã liên lạc được với vợ bạn thì theo các quy định pháp luật thì đây là yêu cầu ly hôn của một bên, Tòa án phải thực hiện thủ tục niêm yết công khai để triệu tập bị đơn theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 154 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, cụ thể là:

2. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng do Tòa án trực tiếp hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo được thực hiện theo thủ tục sau đây:

a) Niêm yết bản chính tại trụ sở Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo;

b) Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo;

c) Lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.

3. Thời gian niêm yết công khai văn bản tố tụng là mười lăm ngày, kể từ ngày niêm yết”.

Nếu Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà người vợ cố tình không có mặt thì tòa lập biên bản về việc không tiến hành hòa giải được và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Nếu người chồng vẫn không có mặt tại phiên tòa thì tòa án sẽ xét xử vắng mặt bị đơn theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, cụ thể là:

Điều 200. Sự có mặt của bị đơn tại phiên toà

1. Bị đơn phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.

2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ”.

Như vậy, theo các quy định trên, Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu ly hôn cho bạn kể cả khi người vợ không chịu có mặt tại phiên tòa.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN