Thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài

thuan-tinh-nuoc-ngoaiDì ruột của em lấy chồng là người nước ngoài, quốc tịch Úc. Nay muốn tiến hành ly hôn, nhưng vướng mắc 1 số vấn đề như sau, mong các anh chị tư vấn giúp em ạh

- Vấn đề thứ 1 là: dượng em có 2 quốc tịch, khi DKKH năm 2005 thì quốc tịch Úc. Nhưng thẻ tạm trú lại mang quốc tịch Nam Phi, do ổng được 1 công ty bảo lãnh sang để kinh doanh, nếu mang quốc tịch Nam Phi thì có lợi hơn.

 

- Vấn đề thứ 2 là: em đã thay mặt dì lên Tòa án Tp.HCM hỏi, thì trên đó bảo là Giấy tạm trú thời hạn >6tháng thì thẩm quyền giải quyết thuộc Quận. Hiện nay thẻ tạm trú của dượng em thời hạn tới 2013.

Như vậy là thẩm quyền giải quyết không thuộc tòa án Tp.HCM giải quyết nữa đúng không ạh?

- Vấn đề thứ 3 là: dì dượng thuận tình ly hôn. Theo thủ tục ở tòa em xem thì "nếu 2 người thuận tình ly hôn thì Đơn ly hôn của vợ hoặc chồng phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc sứ quán Việt Nam tại nước ngòai".

Như vậy bây giờ thủ tục như thế nào ạh? em thấy lung tung và khó hiểu quá. Mong các anh chị hướng dẫn

Chào bạn !

TLLAW.VN xintư vấn pháp luật như sau:

1/ Việc dượng bạn có mấy quốc tịch không ảnh hưởng nhiều đến việc thuận tình ly hôn.

2/ Trong trường hợp này thì dượng bạn tuy là người nước ngoài nhưng tại thời điểm nộp đơn yêu cầu giải quyết việc thuận tình ly hôn đang cư trú tại Việt Nam với thời hạn trên 6 tháng. Như vậy, thẩm quyền thuộc về Tòa án cấp huyện nơi cư trú của 01 trong 02 bên...

3/ Theo hướng dẫn trên trang web của Tòa Tp.Hồ Chí Minh là vậy nhưng hướng dẫn này là chưa đúng. Vì theo Điều 312 BLTTDS . Đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự

1. Người yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Toà án có thẩm quyền quy định tại mục 2 Chương III của Bộ luật này.

2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm viết đơn;

b) Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn;

c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;

đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;

e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;

g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.

3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Không có quy định nào bắt buộc phải xác nhận chữ ký cả.

Nhưng thực tế thì cũng có vài tòa áp dụng kiểu này.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN