Vợ bỏ đi, tôi muốn ly hôn và tiếp tục nuôi con

tiep-tuc-nuoi-conTôi kết hôn năm 2006, vợ chồng tôi chung sống với nhau có 1 cháu gái , sinh năm 2008 trong thời gian sống chung do mâu thuận từ chuyện gia đình và tài chính nên thường xuyên tranh cải dẫn đến bất hòa.

Vào ngày 26/10 năm 2009 cô ta viện lý do về quê Kon Tum thăm mẹ đã bỏ nhà ra đi đến nay, không trở về nhà để lại cháu gái lúc đó chỉ 13 tháng tuổi ở nhà

 

Trong thời gian này tôi đã gọi diện năn nỉ khuyên nhủ cô ta về với chồng con nhưng cô ta từ chối và yêu cầu tôi ly hôn với cô và kể từ đó tôi không còn liên lạc với cô nửa và cô cũng không hề gọi điện về hỏi thăm và cấp dưỡng nuôi con mọi việc nuôi con từ lúc cô ta bỏ đi đến nay đêu do tôi nuôi dữơng

Qua việc làm của cô ấy tôi thấy không còn tình cảm với nhau nữa <o:p></o:p>nếu tôi làm đơn xin giải quyết cho tôi được ly hôn thì làm thế nào nôp đơn tai ủy ban phường hay nộp trục tiếp lên tòa án nơi tôi đang sinh sống vì hiện tại chúng tôi không còn chung sống nửa nhưng hộ khẩu cô ấy đã nhập vào gia đình tôI

Về việc con chung : tôi đề nghị được trực tiếp nuôi con đến ngày trưởng thành , không yêu cầu cô ấy cấp dưỡng nuôi con, tôi có công ăn việc làm ồn định đảm bảo cuộc sống cho con, gia đình có bà nội và các cô phụ chăm sóc ,ngược lại hiện giờ tôi không biết cô ấy có việc làm ổn định ,hay làm gì cũng như đang ở đâu tôi hòan tòan không biết cô ấy không thật sự lo cho con .

Theo tôi biết con dưới 3 tuổi được ưu tiên theo mẹ ra tòa tòa sẽ căn cứ vào đâu đề giải quyết có xem xét bên nào nuôi dưỡng tốt hơn và môi trường thích nghi của bé không về tài sản chung : tôi không có yêu cầu tòa giải quyết .

Xin hỏi nếu trường hợp như trên tôi có được trực tiếp nuôi con không ? tôi có bao nhiêu phần trăm để gành quyền nuôi con

rất mong luật sư giả đáp cho tôi được hiểu rõ từng vấn đề.

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

1.Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh và Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì Anh làm đơn xin ly hôn và gửi đến Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi gia đình Anh cư trú.

2. Theo quy định tại Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình, khi phát sinh tranh chấp về quyền nuôi con, Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Như vậy, trong trường hợp của Anh nên thỏa thuận với mẹ của bé về việc Anh sẽ trực tiếp nuôi bé sau khi ly hôn. Nếu thấy khả năng thỏa thuận không được thì Anh nên chuẩn bị đầy đủ chứng cứ chứng minh khả năng nuôi con của mình là tốt hơn người mẹ của bé về vật chất, tinh thần, cũng như chứng minh trước tòa rằng người mẹ không dành tình cảm cho bé.

Căn cứ trên những chứng cứ do Anh cung cấp, Tòa án sẽ xem xét và quyết định giao con cho ai. Để tư vấn chi tiết cho Anh về việc Anh có được trực tiếp nuôi con không, tỷ lệ bao nhiêu phần trăm để giành quyền nuôi con thì Tôi phải căn cứ trực tiếp trên hồ sơ mà Anh cung cấp.

3. Về tài sản chung: mặc dù Anh không yêu cầu tòa giải quyết nhưng nếu người vợ của Anh có yều cầu giải quyết tài sản chung thì Tòa sẽ bổ sung và giải quyết về tài sản chung theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ , tư vấn pháp luật tốt nhất

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN