Giành lại quyền nuôi con khi đã có phán quyết của Tòa

gianh-lai-quyen-nuoi-con-khi-da-co-phan-quyet-toa-anEm tên H, năm nay em 26t, em đã kết hôn vào T2/2009 nhưng sau đó đã ly hôn vào năm 2011. Khi em và chồng cũ ly hôn tòa có xử cho em được quyền nuôi con gái (con gái em sinh năm 2009), sau khi ly hôn được gần 1 tháng em có gửi con nhà mẹ ruột để đi xin việc trong vòng 1 ngày, mẹ chồng và chị dâu có lên đón con em và từ đó tranh quyền nuôi không cho em nuôi con theo tòa đã xử.

 

Em phần vì thấy bố cháu cũng thương con, phần vì muốn đi học lại để có công việc ổn định lo cho con vì lúc lấy chồng em còn học dở năm thứ 3 và gia đình em thì không nhờ được ai cả. Hiện nay em đã ổn định công việc, con gái em cũng chuẩn bị học lớp 1 và em muốn đón cháu lên ở cùng em để tiện cho việc chăm sóc vì cháu cũng muốn ở với em.

Chồng cũ của em cũng lấy vợ khác rồi và người kia cũng có con riêng nên em không muốn con gái em khổ, sau này 2 người họ cũng sẽ phải sinh con chung nên khá phức tạp. Em muốn hỏi luật sư xem làm cách nào em có thể đón cháu lên ở cùng? (Trong thời gian cháu ở dưới nhà nội em vẫn về thăm, đi lại và chu cấp đầy đủ mặc dù chồng em không yêu cầu, trước đó chồng em cũng có viết giấy vay nợ mẹ em một khoản tiền nhưng em đã đi làm và trả hết số nợ đó, chồng em vẫn muốn níu kéo và thù hận ghen tuông nên nhiều khi không cho em gặp con).

Mong luật sư sớm tư vấn cho em vì em đang mong cháu được về ở với em từng ngày, em cũng xác định ở vậy nuôi cháu.

 

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, khi giải quyết yêu cầu ly hôn của vợ chồng bạn Tòa án đã quyết định bạn được quyền nuôi con. Nhưng vì một số lý do khách quan bạn đã để chồng bạn nuôi cháu trong khoảng thời gian nào đó, tuy nhiên, hai bạn không có sự thỏa thuận bằng bằng văn bản cũng như có sự xác nhận của cơ quan Tòa án nơi đã giải quyết ly hôn cho vợ chồng bạn.

Như vậy, việc vợ chồng bạn thỏa thuận người trực tiếp nuôi con nhưng không có sự xác nhận của Tòa thì việc thỏa thuận đó sẽ không có giá trị pháp lý.

Tại Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”

Do dó, bạn có thể thỏa thuận với chồng về việc bạn muốn giành lại quyền nuôi con. Trường hợp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu chồng mình có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con theo quy định của pháp luật. Cụ thể, tại Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”