Có thai với anh trai cùng cha khác mẹ kết hôn được không
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn về việc bạn và người yêu năm nay 28 tuổi, cô ấy đang có thai hơn 2 tháng, hai người có dự định sẽ kết hôn. Tuy nhiên, mới đây bạn phát hiện ra cô ấy là em cùng cha khác mẹ với bạn. Do trước kia bố bạn là người Bắc vào Kiên Giang công tác rồi quan hệ với mẹ bạn sinh ra bạn nhưng sau đó bố bạn bỏ mẹ con bạn về quê lấy vợ.
Người yêu bạn sau này cũng vào Sài gòn làm cùng bạn rồi hai người yêu nhau mà không hề hay biết có quan hệ ruột thịt. Khi bố mẹ bạn biết thì bà cương quyết phản đối, không cho kết hôn còn bố bạn yêu cầu cô ấy phá bỏ cái thai. Nay bạn muốn hỏi hai bạn đến với nhau có vi phạm pháp luật không? Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật HNGĐ 2000 về điều kiên kết hôn thì viêc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật HNGĐ 2000. Căn cứ theo quy định khoản 3 Điều 10 luật HNGĐ 2000 về những trường hợp kết hôn cấm kết hôn.
“Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn
Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;”
Như vậy,giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là một trong những trường hợp cấm kết hôn .
Tại điểm c.3 mục 1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nêu rõ: “Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha mẹ với con, giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ cùng mẹ khác cha là đời thứ hai, anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”.
Trường hợp của bạn đã thuộc trường hợp cấm kết hôn theo quy định pháp luật Hôn nhân gia đình 2000. Hai bạn đến với nhau sẽ không được pháp luật thừa nhận.
Luật hôn nhân và gia đình cấm những người có quan hệ huyết thống với nhau để đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe mạnh, nòi giống phát triển lành mạnh, đảm bảo lợi ích gia đình và lợi ích xã hội. Qua nghiên cứu trên cơ sở khoa học hiện đại và từ khảo sát điều tra trên thực tế, các nhà khoa học đã kết luận rằng những người có quan hệ huyết thống không thể kết hôn với nhau, bởi những người này kết hôn với nhau, con cái của họ sinh ra thường bệnh tật, dị dạng , thậm chí có trường hợp con cái bị tử vong ngay sau khi sinh.
Từ những lời tư vấn trên, bạn và bạn trai mình lựa chọn cho mình giải pháp tốt nhất cho tương lai của hai bạn
Hãy nhấc máy gọiTỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬTđể được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất.Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
- dịch vụ giải quyết kết hôn với người nước ngoài
- dịch vụ kết hôn có yếu tố nước ngoài nhanh
- dịch vụ kết hôn với người nước ngoài
- hồ sơ kết hôn với người nước ngoài
- kết hôn với người nước ngoài nhanh
- luat su
- luật sư tư vấn thủ tục kết hôn với người nước ngoài
- luat su uy tin
- thủ tục kết hôn với người nước ngoài
- văn phòng luật sư giỏi
- van phong luat su gioi
- văn phòng luật sư giỏi tp hcm
- van phong luat su uy tin
- đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
- đăng ký kết hôn với người nước ngoài
- đăng ký kết hôn với việt kiều
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Thủ tục ly hôn khi chưa đăng ký kết hôn thế nào
- Sống chung với nhau có được công nhận là vợ chồng
- Đăng ký kết hôn không có sổ hộ khẩu được không
- Nơi tiếp nhận đăng ký kết hôn ở đâu
- Giải quyết ly hôn khi vắng mặt một bên
- Tôi có quyền thăm nuôi con khi mẹ đứa trẻ không đồng ý không
- Tôi đưa đơn ra tòa ly dị bao lâu thì tôi có thể lấy chồng
- Phân chia tài sản khi chồng ngoại tình
- Điều kiện, thời gian giải quyết ly hôn đơn phương
- Chồng bệnh tật vợ có được xin ly hôn