Vấn đề trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Tôi sinh con cuối 2007, tôi và chồng tôi ly hôn tháng 8/2008. Tòa xử tôi nuôi con. Khi xử tòa hỏi tôi yêu cầu chồng tôi đóng góp tiền nuôi con là bao nhiêu? Tôi trả lời là tôi không yêu cầu bao nhiêu mà là tùy ở cái tâm của con người ta.
Sau đó tòa xử ghi trong trích lục án mà tôi nhận được từ tòa là tạm hoãn phụ cấp nuôi con của chồng tôi đến khi nào tôi có yêu cầu. Và chồng tôi có quyền đến thăm con không ai có quyền ngăn cấm. Tôi xin hỏi tòa xử như vậy có đúng không? Vì theo tôi nghĩ nếu tôi không yêu cầu thì tòa vẫn phải xử và nêu rõ trách nhiệm đóng góp theo luật định là bao nhiêu chứ? Tại sao anh ta ko đóng góp mà vẫn có quyền thăm con? Và từ ngày xử đến nay anh ta chưa 1 lần nào đóng góp 1 xu nào cả, anh ta có đến nhà tôi 2 lần trong lúc tôi đi làm vắng nhà chỉ có mẹ đẻ tôi và con tôi ở nhà, và tự ý vào nhà ko thèm xin phép mẹ tôi lúc đó. Tôi xin hỏi bây giờ tôi không cho anh ta gặp con tôi có được ko? Cũng xin hỏi nếu ở Việt Nam mình thì những người như anh ta có bị tước quyền làm cha như ở các nước châu âu không?
Chào bạn !
Trí Tuệ Luật xin tư vấn pháp luật như sau:
Tại đoạn 2 khoản 1 Điều 92 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: “Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con”.
Tại điểm mục 11, Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn (Điều 92).
a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó, thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.
b. Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.
c. Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
Căn cứ đoạn 2 điểm a ở trên thì bạn trả lời là “tùy ở cái tâm” nghĩa là không có yêu cầu cụ thể số tiền mà bên không trực tiếp nuôi con phải đóng góp. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp này mà Tòa án không giải thích rõ về việc yêu cầu cấp dưỡng là quyền lợi của con thì Tòa chưa làm đúng. Tuy nhiên, trong bản án có câu là việc tạm hoãn sẽ chấm dứt khi bạn có yêu cầu. Như vậy, bạn có thể gửi yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho Tòa án để Tòa xem xét giải quyết.
Việc quyết định mức cấp dưỡng thì Tòa án căn cứ vào sự tự nguyện của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên, nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện, Tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng. Khi Tòa án quyết định mức tiền cấp dưỡng sẽ cân nhắc tới điều kiện của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, tình hình thực tế của đời sống sinh hoạt của cháu nhỏ; Tòa án cũng sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng, vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng.
Cuối cùng, bạn muốn hỏi là có thể không cho chồng cũ thăm con có được không. Theo quy định tại Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 về Quyền thăm nom con sau khi ly hôn:
“Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.
Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.
Như vậy, nếu việc thăm nom đó không cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc của bạn thì bạn không thể cấm được
Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật tốt nhất.
Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của Trí Tuệ Luật ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Ly hôn với người nước ngoài
- Chưa ly dị có được chia tài sản chung?
- Từ nước ngoài về muốn nhập hộ khẩu phải làm sao?
- Phải qua phỏng vấn mới được đăng ký kết hôn với người nước ngoài
- Thủ tục để Việt kiều mua nhà ở tại Việt Nam
- Ly hôn với người đang ở nước ngoài
- Thủ tục ly hôn giữa người nước ngoài với người Việt Nam
- Thủ tục đăng ký việc nhận con
- Thủ tục ly hôn khi vợ ở nước ngoài không rõ địa chỉ
- Công dân Việt Nam đăng ký kết hôn tại nước ngoài