Tư vấn kết hôn trái pháp luật

ket-hon-trai-phap-luatCon trai bà A sau khi bị tai nạn giao thông trở nên trì độn, không bình thường. Sau khi đi xem bói, bà A quyết định cưới vợ cho con trai với mục đích xua đuổi xui xẻo. Bà A đã đưa cho gia đình chị X một khoản tiền và yêu cầu gia đình chị X gả chị X cho bà A. Dù không đồng ý với cuộc hôn nhân này song bị gia đình cưỡng ép nên chị X đã phải kết hôn cùng con trai bà A. XIn hỏi: Cuộc hôn nhân giữa chị X và con trai bà A có vi phạm quy định của pháp luật hay không?

 

Chào bạn !

TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

     Với tình huống trên, chúng tôi xin dựa trên những cơ sở pháp lý như sau:

- Điều 22 BLDS 2015 quy định về mất năng lực hành vi dân sự:

"1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện."

- Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn:

"1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính."

- Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật:

"1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật."

- Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về xử lý việc kết hôn trái pháp luật:

"1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

3. Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này."

- Điều 12 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật:

"1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này."

2. Giải quyết tình huống:

       Trước tiên, chúng ta xét đến con trai bà A. Theo tình huống trên, con trai bà A sau tai nạn thì trở thành người trì độn, không bình thường. Dựa theo quy định tại điều 22 BLDS 2015, con trai bà A là đối tượng bị mất năng lực hành vi dân sự. Mà xét điều kiện kết hôn được quy định tại điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì một trong các điều kiện quan trọng là :" không bị mất năng lực hành vi dân sự ", Vì vậy việc kết hôn này không hợp pháp.

       Ngoài ra, theo thông tin từ tình huống trên, bà A đã đưa cho gia đình chị X một khoản tiền và yêu cầu gia đình chị X gả chị X cho con trai mình xét thấy hành vi trên không dựa trên cơ sở tự nguyện của chị X và được coi là một hành vi cưỡng ép kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo quy định tại điều 10 Luật hôn nhân và gia đình 2014:" chị X có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật."

Kết luận: hôn nhân giữa con trai bà A và chị X là kết hôn trái pháp luật, vi phạm 2 điều kiện kết hôn do pháp luật quy định. Chị X có quyền hủy bỏ việc kết hôn với con trai bà A.

Hãy nhấc máy gọi số 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luậttốt nhất.

Công ty chúng tôi luôn có đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao. Để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.

“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN