Cha bạo hành gia đình, phải làm sao
- Chi tiết
- Dịch vụ Tư vấn Luật - Luật sư giỏi, uy tín, giá rẻ
Ba cháu hay nhậu say xỉn về là quậy phá đánh đập mẹ cháu, mặc dù cháu cố ngăn cản nhưng ông ta vẫn cứng đầu không chịu thôi có khi đánh lại cả cháu. Hàng xóm thì thơ ơ chả ai quan tâm can thiệp, ngay cả tổ dân phố cũng chẳng hề biết giúp đỡ.
Cháu đã 18 tuổi hiện đang sống tại Tp. Nha Trang. Xin tư vấn giúp cháu giải pháp để xử lí việc này?
Tôi xin chân thành cảm ơn văn phòng luật sư giỏi, uy tín đã tư vấn luật giúp tôi!
Chào bạn !
TLLAW.VN xin tư vấn pháp luật tốt nhất như sau:
Qua thông tin bạn cung cấp, hành vi đánh đập của người cha đối với mẹ của bạn là một trong những hành vi bạo lực gia đình bị nghiêm cấm trong quan hệ hôn nhân và gia đình theo điểm a khoản 1 điều 2 luật phòng, chống bạo lực gia đình và điểm h, khoản 1 điều 5 luật Hôn nhân và gia đình.
Tuy nhiên do thông tin bạn trình bày không nêu rõ mức độ cũng như hậu quả do hành vi của cha bạn gây ra nên không thể đưa ra hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên để ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình của người cha này lại tiếp diễn, bạn nên chủ động trình báo với cơ quan công an gần nhất hoặc ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi bạn cư trú hoặc nơi có hành vi bạo lực xảy ra để các cơ quan này có hiện pháp bảo vệ và hỗ trợ bạn và mẹ của bạn ngăn chặn hành vi của người cha.
Theo quy định tại điều 5 luật phòng, chống bạo lực gia đình, nạn nhân của bạo lực gia đình có các quyền như: yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình; Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này; Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật; Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này; Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Do vậy tùy theo mức độ của hành vi bạo lực gia đình trong thực tế, mẹ của bạn cũng như bạn cần thực hiện các quyền này để biết cách bảo vệ mình.
Ngoài ra cũng xin thông tin thêm, người cha này còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điều 49 nghị định 167/2013/NĐ-CP. Quy định cụ thể như sau:
“Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Hoặc trong trường hợp nghiêm trọng (hành vi có dấu hiệu tội phạm) thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Hành vi bạo lực gia đình còn là một trong những căn cứ để được tòa án giải quyết ly hôn đơn phương theo khoản 1 điều 56 luật HNGĐ.
Hãy nhấc máy gọi 0394721077 - 0373844485 để được sử dụng dịch vụ tư vấn luật tốt nhất. TLLAW.VN luôn có đội ngũ luật sư giỏi, luật sư uy tín, và có tính chuyên nghiệp, tính quốc tế cao, để được đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
“ Thành công của khách hàng là thành công của TLLAW.VN ”
Thông tin luật mới nhất
Thông tin luật cũ hơn
- Chồng không ký đơn, ly hôn được không?
- Muốn ly hôn nhưng không biết vợ đang ở đâu, phải làm gì?
- Xác định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
- Luật Hôn nhân và gia đình
- Pháp luật hôn nhân gia đình
- Thay đổi quyền nuôi con
- Tư vấn luật ly hôn và giành quyền nuôi con
- Luật sư tư vấn quyền nuôi con
- Tư vấn khi tòa không chịu thụ lý đơn ly hôn
- Tư vấn cấp dưỡng sau khi ly hôn